Chùa Yên Tử là một tổ hợp hơn 70 điểm tham quan nằm trong cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biêt: khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử trực thuộc huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, khu danh thắng Tây Yên Tử thuộc địa phận của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Nhưng du khách khi nhắc tới Yên Tử thì thường biết đến với Yên Tử thuộc Đông Triều của Quảng Ninh là một trong những danh thắng nổi bật nhất khu vực Đông Bắc của nước ta đang được đề cử lên UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới.
Mục lục
Yên Tử ở đâu?
Danh thắng Yên Tử nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 100 cây số về hướng Đông Bắc thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nhắc tới Yên Tử là du khách nghĩ đến vùng đất Phật nổi tiếng của Việt Nam đã được nhắc đến trong câu thơ: “Trăm năm tích đức tu hành, chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”. Cùng với hệ thống chùa chiền mang đậm những kiến trúc cổ và độc đáo kết hợp cùng với khung cảnh nên thơ đã làm nên một Yên Tử rất riêng hấp dẫn nhiều du khách thập phương ghé tham quan.
Non thiêng Yên Tử còn có tên gọi khác là núi Voi bởi hình dáng của ngọn núi này trông giống như một chú voi khổng lồ. Quanh năm trên núi đều chìm trong mây trắng tựa nơi tiên cảnh vì thế mà vào triều đại của các vua chúa người ta xếp Yên Tử vào hạng “danh sơn” của cả nước. Ngọn núi nằm giữa ranh giới của hai tỉnh là Quảng Ninh và Bắc Giang thuộc dãy núi cánh cung huyện Đông Triều với độ cao là 1068m so với mực nước biển. Yên Tử gắn liền với sự ra đời và hình thành phát triển của nhà Trần từ năm 1225 – 1400 trong bối cảnh Phật giáo đang được coi là quốc giáo tại thời điểm bấy giờ. Không gian văn hoá tôn giáo đặc trưng của Thiền Phái Trúc Lâm, là nơi vua Trần Nhân Tông đã lựa chọn làm nơi tu hành đắc đạo lúc cuối đời.
Đây là toàn bộ hệ thống công trình lớn với rất nhiều những hạng mục đồ sộ nhưng đã bị huỷ hoại theo thời gian hiện tại đã được khôi phục lại gần như hoàn chỉnh. Phong cảnh núi non trùng điệp tuyệt đẹp với khí hậu mát mẻ quanh năm, thiên nhiên trong lành trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút số lượng du khách đông đến ghé thăm và vãn cảnh.
Yên Tử là nơi đất Phật linh thiêng hiện còn tồn tại 11 ngôi chùa lớn cùng hàng trăm am, tháp, mộ, bia …trải dài gần 20km và tạo thành một khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh mang tầm cỡ quốc gia.
Du lịch Yên Tử vào tháng mấy đẹp?
Nằm cách Hà Nội không quá xa nên Yên Tử mang đặc trưng kiểu thời tiết điển hình của miền Bắc Việt Nam với bốn mùa rõ rệt, nhưng thời điểm mà du khách lựa chọn đi Yên Tử lại là quãng thời gian mùa xuân khi nơi đây tổ chức nhiều lễ hội thu hút khách thập phương từ khoảng đầu tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch.Tuy nhiên đối với du khách từ miền Nam ra ngoài Bắc thì chỉ cần theo dõi thời tiết xem có nắng hay không là có thể lên cho mình kế hoạch đi Yên Tử được rồi.
Lễ hội xuân Yên Tử được bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm tại khu vực xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. Cứ mỗi độ xuân về, hàng vạn du khách lại đổ về ngôi chùa Đồng linh thiêng nằm chót vót trên đỉnh núi để tách mình khỏi thế giới trần tục tịnh tâm tìm về miền đất Phật. Đây cũng là giai đoạn cao điểm của du lịch Yên Tử nên nếu du khách không muốn phải chen chúc chờ đợi cáp treo quá lâu có thể lựa chọn đi vào những ngày giữa tuần.
Đi du lịch Yên Tử bạn cần lưu ý mặc những trang phục kín đáo và nhã nhặn bởi Yên Tử vốn là một nơi rất tôn nghiêm. Đồng thời để thuận tiện cho việc di chuyển leo bộ lên xuống tại những bậc thang đá dốc đứng thì bạn cũng nên lựa chọn giày dép đế thấp và những trang phục rộng rãi không quá ôm sát để có được chuyến đi hoàn hảo nhất nhé!
Nên mang theo nước uống, gậy chống để đi bộ hay máy ảnh để lưu giữ lại cho mình những khoảnh khắc tuyệt vời trên đỉnh núi.
Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979
Phương tiện di chuyển đi Yên Tử
1. Từ Hà Nội đi Yên Tử
Từ trung tâm thành phố Hà Nội có rất nhiều cách để di chuyển đi đến khu tâm linh Yên Tử, Quảng Ninh:
– Nếu đi bằng xe máy: bạn sẽ di chuyển ra khỏi thành phố Hà Nội bằng lối cầu Chương Dương qua Nguyễn Văn Cừ rồi tiếp tục hành trình theo hướng quốc lộ 1A Hà Nội => Bắc Ninh, rồi rẽ phải vào quốc lộ 18 đi thẳng qua Sao Đỏ- Hải Dương, Đông Triều – Quảng Ninh là tới đây với quãng đường 140km. Đi mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ.
– Đi bằng xe khách: Từ Hà Nội bạn ra bến xe Mỹ Đình bắt xe theo tuyến Hà Nội => Cẩm Phả, Quảng Ninh với giá khoảng 130-150k rồi báo với tài xế bạn sẽ xuống đoạn chùa Trình tại khu vực Uông Bí. Từ đây bạn có thể đi xe taxi hoặc xe ôm vào khu vực Yên Tử chính (cách đó 7km).
– Đi bằng xe cá nhân: rất dễ dàng để bạn tự lái chiếc ô tô của mình đi viếng thăm và vãn cảnh tại danh thắng Yên Tử. Chỉ cần lên xe & xoay vô lăng theo hướng cao tốc 5B Hà Nội => Hải Phòng là bạn đã có thể bắt đầu hành trình của mình. Tuyến đường này sẽ rút ngắn khoảng thời gian di chuyển Hà Nội => Quảng Ninh chỉ còn 2 tiếng đồng hồ.
2. Di chuyển trong quá trình tham quan Yên Tử
Khi đến được với khu danh thắng Yên Tử thì bạn còn cả một hành trình tham quan rất dài nữa để chinh phục núi Yên Tử có độ cao 1.068m, đoạn đường đi khá xa với độ dốc cao nên thông thường sẽ tốn khoảng 6-8 tiếng leo bộ. Đây là hình thức rèn luyện sức khoẻ thử sức bền bỉ kiên trì của du khách. Tuy nhiên hiện nay đã có hệ thống cáp treo Yên Tử giúp du khách có những trải nghiệm tuyệt vời và nhẹ nhàng nhất khi chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp hoang sơ của cảnh vật núi rừng Đông Bắc.
Từ bãi đỗ du khách đi bằng xe điện khoảng 2km để vào khu vực sảnh đón tiếp để mua vé thăm quan và cáp treo (vé xe điện 20,000đ/01 người/01 lượt). Từ đây du khách bắt đầu hành trình khám phá: Suối Giải Oan, Chùa Giải Oan, Tháp Tổ, Chùa Hoa Yên, Chùa một mái, Chùa Bảo Sái, chùa Đồng…
- Giá vé cáp treo: khứ hồi 350.000đ/01 người
- Vé một chiều: 200.000đ/01 người/01 tuyến
- Người già trên 70 tuổi và trẻ em có chiều cao< 1,2m được miễn phí vé.
Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979
Xem thêm: 10 Địa điểm du lịch tại Quảng Ninh
Những hạng mục công trình tại Yên Tử
Đến với lễ hội xuân Yên Tử du khách có cơ hội chiêm ngưỡng ngọn tháp cao 3 tầng bằng đá có niên đại từ năm 1758. Ghé suối giải oan – chùa Giải Oan gắn liền với câu chuyện của hàng trăm cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Sau đó là hàng loạt những công trình quan trọng như: Tháp Tổ, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái, chùa Bảo Sái …
1. Suối Giải Oan
Điểm dừng chân đầu tiên của du khách khi ghé chân đến tham quan Yên Tử đó chính là con suối Giải Oan ngày đêm nước chảy róc rách trong xanh. Nơi đây gắn liền với câu chuyện hàng trăm cung nữ đã trẫm mình để ngăn cản vua Trần Nhân Tông quy y cửa Phật. Tại đây du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan núi non nên thơ, tiếng chim hót líu lo và một bầu không khí rất khoáng đạt và trong lành.
2. Chùa Hoa Yên
Nằm trên độ cao 535m so với mực nước biển chùa có tên gọi là Phù Vân với hàm ý nơi đây quanh năm mây trời lồng lông lãng đãng . Nơi đây đánh dấu một nửa hành trình du khách tham quan Yên Tử với cảnh quan thiên nhiên thanh tịnh, đất trời yên bình. Trước kia đây được chọn là nơi vua Trần Nhân Tông giảng đạo.
3. Chùa một mái
Chùa một mái xưa kia vốn là Động Thanh Long – tương truyền là nơi Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông lập am ly Trần (thoát khỏi nhà Trần) để làm nơi đọc sách, soạn kinh. Sau khi đức điều ngự viên tịch, nơi đây được xây dựng thành một ngôi chùa lấy tên là Bồ Đà với kiến trúc một nửa mái chùa là vòm động, một nửa mái chùa nhô ra ngoài trời nên chùa Bán thiên, bán Mái vì vậy mà người dân trong vùng gọi là Chùa Một Mái.
Đây được coi là nơi duy nhất trong quần thể danh thắng Yên Tử vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ bằng đá trắng có niên đại từ thời Hậu Lê và thời Nguyễn.
Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979
4. Chùa Bảo Sái
Tiếp tục lộ trình tham quan từ Chùa Một Mái du khách leo lên khoảng 500 mét sẽ đến với chùa Bảo Sái – ngôi chùa toạ lạc chênh vênh trên vách núi có độ cao 724 mét so với mặt nước biển. Ngôi chùa được lấy theo tên gọi của một Thiền sư từng tu hành ở đây là đệ tử đầu tiên, thân tín của Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông. Bảo Sái là người duy nhất được ngài cho gọi về, luôn luôn ở bên cạnh và được nghe những lời dạy cuối cùng của Ngài về triết lí căn bản của nhà Phật trước khi ngài viên tịch. Bảo Sái là người có công lớn trong việc coi sóc ấn hành Đại Tạng Kinh triều Trần.
Ngôi chùa hiện nay đã được nhiều lần trùng tu và sửa sang vào năm 1989 và 1995 và được mở rộng lớn vào năm 2012 gồm các hạng mục công trình: chính điện, nhà Tổ, sân chùa và khu vườn đá phía sau chùa. Tương truyền mỗi lần sư trong chùa tụng kinh gõ mõ là hổ lại đến ngồi bên gốc cây dổi để nghe kinh kệ. Điều đó minh chứng cho sự gần gũi với thiên nhiên, sự hoà hợp giữa các sinh vật trong cõi trần này. Bỗng một ngày khi sư chùa lâm bệnh nặng rồi viên tịch, không còn tiếng tụng kinh gõ mõ nữa, hổ đau đơn thét gầm vang núi ôm lấy thân cây dổi mà cào xé, sau đó lặng lẽ bỏ vào rừng sâu.
5. An kỳ sinh và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
An Kỳ Sinh là tên gọi cho một tảng đá tự nhiên có hình thù giống như một vị tu sĩ chắp tay cung kính. Vì vậy để tận dụng những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên người dân nơi đây đã lập nên một am thờ An Tử – vị tu sĩ sáng chế nhiều phương pháp chữa bệnh cho người.Là tượng đá xanh nguyên khối lại đứng giữa nơi đất trời có tuổi đời hàng ngàn năm mang trong mình những giá trị lịch sử nên trên mình bám đầy rong rêu. Cũng không ai đoán được “nhà sư” đứng nơi đây tự bao giờ chỉ biết rằng ở giữa thanh thản đất trời tà áo đang phấp phới bay trong gió như một sự hiện hữu đầy lạ kỳ.
Tượng phật hoàng Trần Nhân Tông nằm trên độ cao 1.100m so với mực nước biển giữa khung cảnh núi rừng tráng lệ và nguy nga. Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối nặng tới 138 tấn, cao 12.6m. Đây là tượng đài nhằm tưởng nhớ đến công lao của vua Trần Nhân Tông đối với dân tộc và sự ảnh hưởng của Phật pháp. Trong tư thế tĩnh tại, ung dung giữa đất trời đây là điểm du lịch đáng ghé thăm trong hành trình vãn cảnh tại Yên Tử của du khách.
Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979
6. Chùa Đồng – khai quang từ phế tích
Chùa Đồng còn có tên gọi là Thiên Trúc Tự (chùa Cõi Phật) được toạ lạc trên đỉnh Yên Tử có độ cao 1.068m so với mực nước biển được trung tâm sách kỉ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa Đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước ta. Cũng là nơi được xếp vào một những điểm du lịch độc đáo có một không hai trên thế giới.
Chùa Đồng ban đầu được xây dựng do một bà Phi tần của chúa Trịnh dựng vào thời Hậu Lê (khoảng thế kỷ 17). Ngôi chùa được đúc bằng đồng khác hẳn so với chất liệu gỗ thường thấy như những ngôi chùa khác tại Việt Nam bấy giờ. Ban đầu chỉ là một cái khám nhỏ một người chui không lọt. Qua nhiều biến đổi thăng trầm của thời gian mà chùa Đồng đã bị phá huỷ cho đến năm 1930 có bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa đã tái tạo và khởi dựng lại ngôi chùa Đồng linh thiêng với kiến trúc bằng bê tông cốt đồng để trên một hòn đá vuông vắn.
Chùa Đồng mới có dáng hình như hiện nay là trải qua năm 2006 dưới sự chỉ đạo của Thượng toạ Thích Thanh Quyết và Ban quản lí dự án chùa Đồng và sự đóng góp công đức của người dân thập phương trong và ngoài nước. Chùa Đồng được các nghệ nhân nổi tiếng đúc đồng ở ý Yên, Nam Định thực hiện theo nguyên mẫu chùa Dâu Keo (Bắc Ninh) với kỉ lục nặng 70 tấn, dài 4.6m, rộng 3.6m và chiều cao từ cột tới mái là 3.35m.
Chùa Đồng không chỉ mang những ý nghĩa về kiến trúc mà là minh chứng cho một thời kỳ lịch sử vàng son của Phật giáo Việt Nam. Những nét bay bổng của nghệ nhân gửi gắm vào đó niềm tin của con người trước sự luân chuyển biến đổi và thăng trầm của đất trời, tạo hoá.
Về với danh thắng Yên Tử trên đỉnh non thiêng giữa đất trời lồng lộng mới thấy được cái ưu tư sâu sắc của những người khai sáng ra một nền phật giáo mang đậm bản sắc của người Việt với hồn thiêng sông núi và với những ân tình mộc mạc của những du khách thập hương. Nếu một lần ghé mảnh đất Quảng Ninh mà không đặt chân tới Danh thắng Yên Tử thì có lẽ sẽ thật thiếu sót. Những bước chân chậm rãi leo lên tới đỉnh chót vót ngắm nhìn từng khung cảnh mênh mang của đất trời thấy lòng nhẹ thênh thang…
Câu chuyện về những cuộc hành trình mới sẽ được chúng tôi gửi gắm đến mỗi khách hàng thân yêu bằng tất cả tinh thần và sự nhiệt huyết của người phục vụ tận tâm. Mỗi chuyến đi là “hành trình của sự trở về” với những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hoá truyền thống, những nụ cười và ánh mắt chứa chan của những con người chân chất thật thà nơi miền ngược. Dải đất hình chữ S có bao điều khám phá còn đang dang dở.
Bằng tất cả sự trung thực với những giá trị sẵn có. Sinhtourvn luôn cam kết đưa đến quý khách hàng những sản phẩm du lịch uy tín và chất lượng nhất có thể với mức giá thành phù hợp nhất với mỗi lựa chọn của quý khách hàng. Hãy để chúng tôi Sinhtour.vn được đi cùng với bạn bằng sự gắn kết nhiệt thành và lòng hào sảng vốn có. Cảm ơn vì sự tin yêu !