Kinh nghiệm du lịch thác Tà Xùa tự túc chi tiết

Thác Tà Xùa còn có tên gọi khác là thác nước Háng Đề Chơ. Nơi này được cộng đồng các nhà leo núi cũng như những người ưa du lịch mạo hiểm liệt vào danh sách “tứ đại tử địa” của khu rừng nguyên sinh Tà Xùa. Vì lẽ đó, thác Tà Xùa trở thành điểm đến hấp dẫn với những trái tim muốn thách thức sự hùng vĩ của mẹ thiên nhiên.

Giới thiệu về thác Tà Xùa

Không phải ngẫu nhiên mà thác Háng Đề Chơ lại được nằm trong danh sách “tứ đại tử địa” của khu rừng nguyên sinh Tà Xùa. Thác nằm sâu trong khu rừng và quay lưng vào những hàng cây cổ thụ lâu năm. Thác Tà Xùa được gộ là thác Háng Đề Chơ dựa theo tên gọi của một ngôi làng gần đó – nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc H’Mông ở xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Nhìn từ trên cao xuống thì thác Háng Đề Chơ giống như viên ngọc quý giữa rừng xanh bao la bát ngát. Dòng thác ấy chảy cả ngày lẫn đêm, tuôn ào ào từ trên xuống nên có thể được ví như một dải lụa trắng xóa. Không những thế, âm thanh của nước chảy xuống vang vọng giữa núi rừng mới êm đềm và bắt tai làm sao. Thác mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang dã giống như vị trí nơi nó thuộc về.

Giới thiệu về thác Tà Xùa
Giới thiệu về thác Tà Xùa

Nếu có dịp thăm thác Tà Xùa, bạn sẽ cảm nhận hơi nước lửng lơ trước mặt khi đến gần con thác. Những lớp rêu phong nằm ở hai bên thác cũng bạc màu theo tác động của thời gian. “Viên ngọc” của rừng xanh Tà Xùa nằm ẩn sâu nơi huyền bí với những đoạn đường cực khó di chuyển và khúc khuỷu, gập ghềnh nhưng không vì thế mà những người có đam mê chinh phục có thể bị cản bước.

Hướng dẫn di chuyển tới thác Tà Xùa

“Tứ địa hiểm địa” của Tà Xùa gọi tên thác Háng Đề Chơ nên vì vậy mà con đường dẫn tới điểm đến bí ẩn này sẽ không dễ dàng. Trên quãng đường ấy, bạn sẽ phải đi qua vô vàn khó khăn gian nan và cả sự vất vả. Thứ chào đón bạn không phải là những đoạn đường dễ đi mà đó là những con dốc dựng đứng, những hòn đá khổng lồ chắn ngang đường hay những mẩu đá dâm sắc đủ khiến bạn phải chùn bước.

Đôi lúc, bạn còn phải đi qua những đoạn đường mà có cảm giác thật sự chênh vênh với hai bên là vực sâu thăm thẳm. Nếu không may đi vào mùa mưa, bạn cũng phải đối mặt với bùn đất, sình lầy gây nguy cơ trượt chân khá cao. Dẫu khó khăn, hiểm nguy là vậy nhưng đi kèm đó cũng là sự phấn khích sôi sục trong từng bước chân, từng nhịp thở cùng những câu cảm thán. Đó không phải là sự than thở mệt mỏi mà trước sự hùng vĩ, tráng lệ của mẹ thiên nhiên. Nếu bạn đã chuẩn bị sẵn một ý chí kiên định, cùng xem qua để tới thác Tà Xùa, bạn sẽ cần đi qua bao nhiêu chặng nhé!

Hướng dẫn di chuyển tới thác Tà Xùa
Hướng dẫn di chuyển tới thác Tà Xùa

1. Chặng thứ nhất: huyện Trạm Tấu – xã Phình Hồ

Điều đầu tiên khi bạn quyết định đi thác Háng Đề Chơ đó là bạn cần phải có mặt ở huyện Trạm Tấu – Yên Bái. Trạm Tấu được ví như một điểm trung chuyển với các bạn dân trekker bởi từ đây, bạn có thể di chuyển đi leo bộ ba ngọn núi trứ danh gồm: Tà Xùa, Tà Chì Nhù, Lùng Cúng và cũng là điểm xuất phát đi thác Tà Xùa.

Chặng thứ nhất
Chặng thứ nhất

Đi đến Trạm Tấu từ Hà Nội không quá khó. Bạn có thể đi bằng xe ô tô giường nằm xuất phát từ bến xe Mỹ Đình hoặc tự di chuyển bằng xe máy theo tuyến quốc lộ 32. Thường thì đi xe giường nằm, bạn sẽ được thả ở thị xã Nghĩa Lộ rồi bạn đi tiếp xe buýt tới Trạm Tấu. Giá vé xe giường nằm từ 200.000 – 300.000 đồng/vé và xe buýt tơi Trạm Tấu là 50.000 đồng/vé.

Tới Trạm Tấu rồi thì bạn sẽ di chuyển tới xã Phình Hồ. Ở đây thì chưa có tuyến xe buýt nào chạy ngang qua nên vì thế bạn có thể đi xe máy. Cung đường này kéo dài 10km và việc đi lại khá dễ dàng bởi đường đã được trải nhựa khá sạch đẹp. Cảnh sắc trên đường cũng tuyệt vời với những cây cổ thụ mọc ở hai bên và nhìn bao quát huyện Trạm Tấu ở phía sau.

2. Chặng thứ hai: xã Phình Hồ – xã Làng Nhì

Chặng thứ hai cũng là chặng mà những thách thức đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Ở chặng này, bạn sẽ phải vượt qua con dốc đầu tiên nằm ở xã Phình Hồ. Không chỉ phải vượt qua con dốc này mà bạn cũng phải đi qua một con đường toàn đá dăm, đá tảng với tổng chiều dài là 7km.

Dù khó khăn là vậy nhưng càng đi lên dốc, khung cảnh núi rừng lại càng hiện rõ trước mắt bạn. Bạn sẽ chứng kiến những thửa ruộng bậc thang trải dài vô tận, những mái nhà của người H’Mông bình yên dần thưa thớt. Khung cảnh ngày càng vắng vẻ và yên tĩnh nên bạn sẽ phải tập trung để lái xe thật vững trên con đường này. Sau khi đi khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn sẽ tới xã Làng Nhì và con thác Tà Xùa giờ đây đã dần lộ diện sau những tán rừng xanh.

Phình Hồ - xã Làng Nhì
Phình Hồ – xã Làng Nhì

3. Chặng thứ ba: xã Làng Nhì – bản Đề Chơ

Chặng thứ 3 kéo dài từ xã Làng Nhì tới bản Đề Chơ với quãng đường là 10km. Nghe có vẻ không dài nhưng thật sự đó là quãng đường 10km vô cùng gian khổ vì những con dốc cứ ngày một cao lên, đường ngày một hẹp đi và vách núi cũng nhiều vực sâu hơn. Đoạn đường này sẽ chỉ dành cho những tay lái luôn tập trung cao độ, luôn tỉnh táo và có khả năng xử lý nhanh nhạy.

Với chiều rộng của con đường chỉ vừa đủ cho một chiếc xe máy và khi ngước nhìn sang bên còn lại, vực sâu thăm thẳm trông thật khủng khiếp làm sao. Nhiều khách du lịch nhận xét rằng đi ở con đường này thật sự áp lực và nỗi sợ luôn thường trực. Cá biệt thì có những đoạn khi xuống dốc, đường đã hẹp mà mà xuống dốc thì sức sẽ dồn xuống hai vai gây tê nhức. Bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để vượt qua nỗi sợ hãi tại cung đường này, nhưng giờ đây thì thác Tà Xùa đã hiện ra trước mắt của bạn rồi.

Chặng thứ ba: xã Làng Nhì - bản Đề Chơ
Chặng thứ ba: xã Làng Nhì – bản Đề Chơ

Khi đến bản Đề Chơ thì bạn cũng không hể sử dụng xe máy nữa và cần phải đi bộ để xuống thác. Bạn có thể gửi xe tại nhà những người dân bản và bắt đầu trekking dẫn tới thác Háng Đề Chơ. Đó cũng là chặng cuối cùng trong tổng 4 chặng gian nay để đặt chân tới con thác hùng vĩ này.

4. Chặng thứ tư: bản Đề Chơ – thác Đề Chơ

Ở chặng này, bạn chỉ có thể đi bộ dọc theo triền núi từ bản Đề Chơ để tới được thác. Dù bạn có thể nhìn thấy thác Tà Xùa ở phía trước mắt nhưng bạn cũng sẽ mất tới 1 tiếng đồng hồ mới tới được nơi. Quang cảnh trên đường gồm những vách núi, những ruộng ngô, vài con suối và những cây cầu nhỏ. Hành trình này gian nan nhưng đó là đoạn kết mang lại cảm giác khó tả thành lời. Và khi tới được con thác, cảm xúc như vỡ òa với tiếng thác vang vọng bên tai, khung cảnh hùng vĩ xứng đáng cho những khó khăn mà bạn cùng đoàn đã phải trải qua.

Nên đi thác Tà Xùa vào thời gian nào?

Thác Háng Đề Chơ đẹp nhưng bạn cũng cần lựa thời điểm thích hợp để khám phá con thác này. Mặc dù đường tới thác giờ đây được có những đoạn được xây dựng và đổ bê tông sạch đẹp nhưng vẫn còn đó nhiều đoạn nguy hiểm. Vì vậy mà việc lựa chọn thời điểm đi thác Tà Xùa là vô cùng quan trọng.

Nên đi thác vào mùa khô
Nên đi thác vào mùa khô

Thường thì thời điểm đẹp và phù hợp nhất để bạn tham quan thác Tà Xùa là vào mùa khô khi mà những cơn mưa sẽ không cản trở và gây khó khăn tới chuyến đi của bạn. Mùa khô cũng mang lại những điều kiện an toàn khi di chuyển hơn. Hãy thử tưởng tượng khi đi qua những đoạn đường chỉ vừa một chiếc xe máy vào mùa mưa, liệu điều gì sẽ xảy ra? Có thể đó là nguy cơn trơn trượt, tầm nhìn giảm… gây ra những hậu quả khó lường.

Mùa mưa cũng là lúc thác Tà Xùa chảy dữ dội hơn nhiều so với mùa khô đầy hiền hòa. Vì vậy bạn hãy đi thác Tà Xùa vào khoảng tháng 11 – tháng 4 hàng năm để thu được cảnh vật nên thơ trữ tình vào trong tầm mắt, cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân cùng đồng đội trong chuyến đi nhé.

Khám phá vẻ đẹp của thác Tà Xùa

1. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Thác Tà Xùa được nhắc tới như “đệ nhất Tây Bắc thác” và nơi này rõ ràng là điểm đến lý tưởng cho bất cứ vị khách nào yêu thích và muốn khám phá thiên nhiên. Thác là nơi cho bạn chinh phục bản thân và vượt qua bao khó khăn gian khổ để giành được những điều tuyệt vời nhất.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên
Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Nhìn từ trên cao xuống, thác Háng Đề Chơ giống như một dải lụa mềm lại vắt ngang qua cánh rừng xanh bạt ngàn của rừng Tà Xùa. Vẻ đẹp ấy lúc thơ mộng, lúc ồn ào nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng giúp bạn refresh bản thân, làm mới mình sau những bộn bề công việc.

2. Dòng thác trắng xóa

Đây chính là điểm nhấn lớn nhất của thác Háng Đề Chơ. Với chiều cao là hơn 100m thì những dòng nước trắng xóa đổ từ trên cao xuống tạo thành một cột nước khổng lồ. Tiếng nước đổ xuống phía dưới lúc ồn ào, lúc nhẹ nhàng tựa như giai điệu của bản giao hưởng lúc thăng, lúc trầm. Nhưng tựu chung lại thì đó là âm thanh của tự nhiên hòa cùng tiếng chim ríu rít, tiếc những con suối chảy róc rách ở đâu đó không xa tạo nên bản nhạc du dương… Bạn ngồi ở chân thác khoảng vài phút thôi màn ngỡ như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Dòng nước ấy tượng trưng cho tiếng gọi nơi hoang dã và nó đổ xuống mạnh mẽ cùng bọt trắng xóa. Điều đó thật ấn tượng làm sao và có lẽ âm thanh của thác có thể ví như tiếng gầm của một con mãnh thú vang vọng khắp chốn rừng xanh, tạo nên một cảm giác choáng ngợp cho du khách.

3. Hồ nước xanh biếc dưới chân thác

Dưới chân thác Tà Xùa có một hồ nước màu ngọc bích trong vắt đến mức bạn có thể nhìn thấy những đàn cá nhỏ bơi lội xung quanh. Hồ nước này có thể được ví tựa viên ngọc được bao bọc bởi những vách đá cao tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng và huyền bí. Có cảm giác như thiên nhiên, rừng xanh, những ngọn núi ôm trọn lấy hồ nước này tựa như một món bảo bối cần được bao bọc và che chở.

Dòng nước trong vắt
Dòng nước trong vắt

Màu ngọc bích của hồ phản chiếu bầu trời xanh thẳm như một tấm gương, tạo nên hình ảnh thiên nhiên vô cùng đẹp mắt. Nước hồ mát lạnh, trong lành, là nơi lý tưởng để giải nhiệt, thư giãn sau hành trình chinh phục vất vả kèo dài 4 chặng để bạn có thể có mặt tại thác Tà Xùa.

4. Bức tranh thiên nhiên hoàn hảo

Thác Đề Chơ rất đẹp nhưng nó không hề cô đơn lẻ loi. Xung quanh thác là một cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật vô cùng đa dạng. Thác được màu xanh của rừng, màu vàng của nắng chiều vào. Trong không gian ấy, bạn sẽ nghe được tiếng chim hót líu lo, tiếc suối chảy yên bình. Tất cả những điều đó góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, tràn đầy sức sống.

Bức tranh ấy không chỉ để ngắm mà nó còn có tác dụng “chữa lành” bản thân bạn. Không khí ở đó vô cùng trong lành, không có mùi xăng dầu, không có tiếng động cơ… Chỉ đơn giản là tiếng chim hót, nước chảy… Cảnh quan hoang sơ ấy giúp bạn chìm vào thiên nhiên, rời xa những mệt mỏi, ồn ào của cuộc sống tấp nập.

5. Tắm dưới chân thác Tà Xùa

Sau một quãng đường dài đầy gian nan và thử thách khi bạn đã phải vượt qua vô số những con dốc, đi qua cung đường tử thần ven vách núi và đi bộ đến mệt nhoài người… Hãy tự thưởng cho bản thân sự thư giãn bằng cách tắm thác. Dòng nước mát lạnh dưới chân thác giúp bạn quên đi những mệt mỏi, xua tan đi lo âu căng thẳng và mang tới sự sảng khoái, thư giãn. Nguồn nước của thác an toàn, trong lành, không chất khử khuẩn nên việc tắm thác cũng là cách giúp bạn tăng cường sức khỏe.

6. Cắm trại giữa thiên nhiên tươi đẹp

Thác Tà Xùa đẹp như vậy nên sẽ thật phí hoài nếu như chúng ta chỉ thăm con thác này vài tiếng rồi rời đi. Vì thế tại sao bạn không chọn cách cắm trại qua đêm để có thêm thời gian ở bên thác Tà Xùa. Ngồi bên đống lửa trại và lắng nghe tiếng nước chảy róc rách trong không gian trong lành, đó sẽ là một trải nghiệm thú vị và khó quên đối với bạn.

Cắm trại giữa thiên nhiên tươi đẹp
Cắm trại giữa thiên nhiên tươi đẹp

7. Ngắm cảnh và chụp ảnh

Với sự hùng vĩ của thác nước, hồ nước xanh biếc cùng sự hoang sơ của tạo hóa tự nhiên thì thác Tà Xùa là địa điểm lý tưởng để bạn check in, chụp ảnh sống ảo. Có thể nói mọi góc xung quanh thác đều sẽ mang lại cho bạn những bức ảnh tuyệt vời.

Ngoài ra thì trên đường tới thác, bạn cũng có thể tranh thủ ghé Làng Nhì – mái nhà của dân tộc Mông. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa của người dân nơi đây. Cùng ăn uống, sinh hoạt và tham gia vào cuộc sống thường nhật với các hoạt động như dệt thổ cẩm, hát giao duyên, múa khèn… Sẽ giúp bạn hiểu hơn về cuộc sống đặc biệt của người dân bản địa.

Lưu ý khi đi thác Tà Xùa

Ăn gì ở thác Tà Xùa?

Nếu có dịp ghé thăm thác Háng Đề Chơ, bạn có thể tranh thủ thưởng thức những món ăn dân dã nhưng ngon miệng của người dân bản địa như:

  • Dế chiên giòn: Đây là đặc sản của người dân H’Mông mỗi dịp tháng 7. Dế thường xuất hiện vào mùa mưa và cũng dễ bắt nhất. Dế được tẩm ướp cùng các gia vị như ớt, măng chua và mang trộn nước trước khi được chiên giòn. Món ăn này có vị giòn, béo ngậy rất đưa cơm đó.
  • Bánh chim gâu: Đặc sản của người Dao quanh khu vực thác Tà Xùa. Bánh sẽ gói bằng lá dứa, bên trong gồm gạo nếp và đỗ xanh để tăng hương vị thơm ngon.
  • Thịt trâu gác bếp đã trở nên nổi tiếng trên cả nước, đây là đặc sản của người Thái đen. Thịt được lấy từ phần bắp đùi hun bằng khói của than củi tạo nên hương vị đặc trưng, lôi cuốn vị giác.
Đặc sản dế chiên giòn
Đặc sản dế chiên giòn

Đi thác Tà Xùa sẽ ở đâu?

Khi đi khám phá chinh phục thác Tà Xùa, bạn có thể chọn cắm trại và nghỉ qua đêm. Tuy nhiên thì phương pháp này sẽ khá lạnh vào mùa đông và nếu trời mưa thì sẽ hơi bất tiện một chút. Vì thế thì bạn có thể chọn cách khám phá thác trong ngày và nghỉ chân tại các homestay ở Trạm Tấu. Một số homestay được gợi ý ở danh sách dưới đây:

  • Homestay suối khoáng nóng Trạm Tấu: Nằm ở thị trấn Trạm Tấu, nơi này cách trung tâm khoảng 2km với view nhìn ra những thửa ruộng bậc thang. Homestay cũng kèm theo dịch vụ tắm suối nước nóng, tắm lá thuốc, cung cấp nhà sàn nghỉ chân.
  • Homestay Hello Mù Cang Chải: Là một homestay mới được khai thác ở khu vực ruộng bậc thang La Pán Tẩn. Nơi đây giúp bạn sở hữu view tuyệt vời khi nhìn được ruộng bậc thang và khám phá đời sống người dân bản địa
  • Mu Cang Chai Ecolodge nằm trong bản Hua Khắt thuộc xã Nậm Khắt; Mù Cang Chải; tỉnh Yên Bái.

Lưu ý khác

  • Trước khi đi thác Háng Đề Chơ, bạn nên tham khảo thời tiết từ 3-5 hôm để tránh những ngày trời mưa. Việc mưa sẽ gây ảnh hưởng tới điều kiện đường xá, gây nên sình lầy. Ngoài ra thì trời mưa cũng sẽ gây sạt lở, lũ quét gây nguy hiểm.
  • Bạn nên chuẩn bị thực phẩm nếu có định picnic hay cắm trại ở thác này vì xung quanh sẽ không có hàng quán.
  • Nếu có ý định ở lại thác qua đêm, hãy chuẩn bị chăn, gối, túi ngủ và thuốc chống công trùng vì môi trường trong rừng nên sẽ có nhiều muỗi, gián…
  • Đi thác Háng Đề Chơ sẽ yêu cầu một sức khỏe tốt và có đoạn phải đi bộ, nên hãy đảm bảo bạn đủ sức chinh phục con thác nhé.
  • Kiểm tra kĩ càng xe máy, nhất là với hệ thống phanh, xích nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển
  • Thiên nhiên là ta nơi đến và trở về với những kỉ niệm, không phải rác. Vì thế hãy chỉ để lại những dấu chân và dọn rác trước khi rời đi nhằm giữ sự trong sạch đẹp cho tự nhiên nhé.

Lời kết

Thác Tà Xùa chắc chắn sẽ là điểm dừng chân độc đáo mà bạn không thể bỏ qua khi có dịp ghé Yên Bái. Bạn phải ghé thăm thác Tà Xùa một lần mới hiểu vì sao nơi này được xếp vào “tứ đại hiểm địa” ở mảnh đất Tà Xùa. Chuyến hành trình này sẽ có những điều đáng nhớ bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, thác nước và nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ chúng mình để được tư vấn hơn nhé.

 

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌

Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines:0867.664.442  – 0867.664.446

Email: info@sinhtour.vn

Website: http://sinhtour.vn/

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446