Chùa Địa Tạng Phi Lai tự ở đâu? Khám phá cảnh quan ngôi chùa ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự ở đâu? là câu hỏi rất nhiều du khách đặt ra cho nhà Sinhtourvn bởi vì chỉ nhìn trên internet thấy đẹp quá mà không biết thực sự phải đi như thế nào? có thể kết hợp đi cùng tuyến điểm nào cho thuận tiện nhất. Thì trong bài viết này, Sinhtourvn sẽ giải đáp chi tiết tất cả mọi thắc mắc của du khách. Chùa Địa Tạng Phi Lai còn có tên chữ là “Địa Tạng Phi Lai Tự”, tên Nôm còn gọi là Chùa Đùng toạ lạc tại Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Nằm cách thủ đô Hà Nội chừng 70km về phía Nam có địa thế phong thuỷ vô cùng độc đáo , tưa lưng vào núi, hai bên có dãy núi tả thanh long hữu bạch hổ mang nhiều nét huyền bí khiến du khách vô cùng ấn tượng. Theo như sử sách còn ghi lại thì chùa Địa Tạng Phi Lai được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XI với quy mô vô cùng rộng lớn chừng 100 gian nhà. Cùng Sinhtourvn điểm qua một vài nét về ngôi chùa độc đáo này nhé!

Chùa Địa Tạng Phi Lai ở đâu

Địa chỉ chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam

Địa chỉ chính xác của ngôi chùa thì du khách chỉ cần gõ Google Maps là ra ngay nhé 

  • Chùa Địa Tạng Phi Lai tự toạ lạc tại Thôn Ninh Trung xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam 
  • Nằm cách thủ đô Hà Nội về phía Nam chừng 70km 
  • Nằm cách Khu du lịch Tam Chúc chừng 30km 
  • Nằm cách thành phố Phủ Lý 12km

Tên gọi của ngôi chùa được Đại đức Thích Quang Minh đặt cho với hàm ý đây là nơi Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát hoá Phật. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng này làm nơi ở ẩn và Vua Tự Đức cũng từng chọn nơi này để cầu tự. 

Ngôi chùa Địa Tạng Phi Lai nằm trên một ngọn đồi  thoai thoải, không gian rộng rãi. Lối vào chùa thì khang trang sạch sẽ. Sau này đây được coi là chốn dừng chân an nhiên của những người muốn tìm đến sự tĩnh tâm an lành thực sự của bản thân. 

Thời gian mở cửa chùa Địa Tạng Phi Lai 

  • Thời gian mở cửa của chùa Địa Tạng Phi Lai là từ 8:00 sáng – 17:30 chiều các ngày trong tuần.
  • Vé tham quan: hiện tại chùa không thu vé tham quan với du khách 

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Địa Tạng Phi Lai 

1. Đi bằng ô tô đến chùa Địa Tạng Phi Lai

Từ Hà Nội, du khách sẽ đi mất khoảng thời gian 1,5 giờ đồng hồ để đến được chùa. Đường thông hè thoáng rất dễ đi. 

Lịch trình là bạn sẽ đi theo hướng cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình ra tới điểm Phủ Lý Hà Nam theo lối quốc lộ 1A. Rồi chỉ còn 12 km nữa là đến chùa thôi. 

2. Đi bằng xe máy đến chùa Địa Tạng Phi Lai

Tính từ Nhà hát lớn Hà Nội, bạn sẽ đi theo hướng  Lê Duẩn => Bến xe Giáp Bát => Bến xe Nước Ngầm => chạy thẳng quốc lộ 1A cũ => Văn Điển => Thường Tín => Ga Vạn Điểm => Phú Xuyên => Cầu Giẽ =>  Trung tâm thành phố Phủ Lý, Hà Nam theo hướng tỉnh lộ 495 là tới nơi.

Thời gian di chuyển bằng xe máy hết khoảng 2,5 giờ đồng hồ.

3. Đi bằng xe khách đến Chùa Địa Tạng Phi Lai 

Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn di chuyển ra Bến xe khách Giáp Bát, mua vé xe để lên xe tuyến Hà Nội – Ninh Bình ( thông thường xe khách sẽ đi theo tuyến quốc lộ 1A cũ hướng Thường Tín) .  Báo với nhà xe cho dừng  tại Cây xăng Kim Cường Phủ Lý Hà Nam. Từ đó bạn có thể đi tiếp bằng xe ôm/ taxi đến với chùa Địa Tạng. 

Nếu bạn nào không ở gần Bến xe Giáp Bát thì cũng có thể ra Bến xe Mỹ Đình bắt xe như vậy nhé. Tuy nhiên tần suất các chuyến xe sẽ ít hơn bến Giáp Bát.  

Lịch sử chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam 

Chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam nổi tiếng là chốn bồng lai tiên cảnh với nhiều những giá trị lịch sử thiêng liêng được ẩn chứa trong những cổ vật được tìm thấy tại chùa. Nơi đây rất thích hợp cho một chuyến dã ngoại trong ngày vừa tận hưởng được cảnh quan yên bình, ngắm nhìn những kiến trúc độc đáo , vừa làm xua tan đi những mệt mỏi lắng lo trong cuộc sống thường nhật để đưa bản thân trở về với trạng thái tĩnh lặng, nhẹ nhàng và an nhiên. 

Chùa nằm lặng lẽ ẩn mình trong khu vực rừng thông ngay dưới chân núi. Điều này đã tạo nên cho chùa có ngay cảm giác thanh tịnh khi du khách vừa mới đặt chân đến. Vẻ đẹp dung dị này khiến không ít du khách cảm thấy dễ chịu, ngỡ ngàng không vướng một chút bụi trần. 

Lịch sử chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam 

Được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, chùa Địa Tạng Phi Lai (còn gọi là chùa Đùng) – xuất phát từ tên cổ Đùng của thôn Ninh Trung. Thuở ban đầu, ngôi chùa này được xây dựng lớn nhất vùng có tổng lên tới 120 gian nhà. Rất nhiều các vị vua chúa đã ghé nơi này.

Lịch sử chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam 

Đến khoảng thế kỷ 17, Vua Tự Đức sau nhiều lần đến các ngôi chùa ở Việt Nam cầu tự đã ghé nơi này. Khi xuống núi nhà vua có nói: Phi Lai. Nghĩa của từ này mang hàm ý khá rộng, có thể hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể là sẽ không bao giờ quay trở lại. Chùa được đặt tên mới là Địa Tạng Phi Lai Tự – có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đã đến nơi này, đã hoá Phật, và không trở lại nữa….

Trên đỉnh Phi Lai có tháp Phổ Đồng – là nơi yên nghỉ của hơn 40 đời tổ sư được xây dựng vào thời kỳ Lý Trần. Sau chiến thắng quân Chiêm Thành, các tù binh được đưa về chùa Đùng xây dựng tháp nên kiến trúc nơi này có chút phảng phất của Chăm-pa. Sở dĩ khi đặt tên Chùa Đại Đức Thích Minh Quang thêm hai từ Địa Tạng phía trước cũng một phần là vì chùa có những pho tượng được đúc bằng đất. Riêng pho tượng Bổn sưu Thích Ca Mầu Ni, trên đỉnh đầu ngài có một viên xá lợi màu trắng bằng xương của Đức Phật. Bên trong mình ngài có pho tượng cổ ở chùa cũ và đặt tạng kinh Việt Nam với gần 1000 cuốn kinh địa tạng chép bằng tay của Phật tử được chép từ khắp mọi nơi gửi đến.  Có nhiều người sắp đi về cõi vĩnh hằng bằng niềm tin của mình đã trích máu để chép kinh để trong thân của pho tượng.  Bên dưới toà ngồi là thất bảo – 7 đồ quý của thế gian bao gồm: vàng – bạc- kim – ngân – châu báu….

Lịch sử chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam 

Có gì đặc sắc tại chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam?

1. Nơi tìm kiếm một chốn yên bình và thanh tịnh 

Với địa thế đẹp rộng mà bằng phẳng sơn thuỷ hữu tình, lưng tựa núi, phía bên cạnh thì có ao sen nhỏ lặng sóng. Cả quần thể chùa Địa Tạng Phi Lai ẩn mình trong một rừng cây cổ thụ rợp bóng mát và vô cùng bí ẩn.

Những kiến trúc của ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc Phật giáo với nhiều hoa văn trang trí đẹp mắt mềm mại tạo nên vẻ trầm mặc kết hợp cùng màu nâu cuốn hút đem đến một trải nghiệm cực kì yên bình cho du khách.

Ngay từ khi bước vào khu vực sân chính du khách sẽ được chiêm ngưỡng 12 vòng tròn được vẽ trên nền cát sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Nhưng viên sỏi nằm lặng lẽ tượng trưng cho sự thiền định, từng viên sỏi vây quanh chân bỗng khiến lòng người trở nên thanh thản đến kì lạ.

Trên đỉnh Phi Lai có tháp Phổ Đồng dựng lên vào thời kỳ nhà Lý – Trần, Khi ánh nắng chiếu vào bóng tháp đổ dài từ làng Đùng ra tận làng tháp.

chua-dia-tang-phi-lai-o-dau

2. Cổ vật triều đại Lý – Trần

Ở chùa Địa Tạng Phi Lai có rất nhiều cổ vật được tìm thấy có hoa văn như hình hoa sen, hình rồng, hình chim thần Garuda (một loại chim thần trong Ấn Độ giáo), hình công phượng…và một số hiện vật cổ đều mang đặc trưng thời kỳ lịch sử Lý Trần.

Những cánh sen có mũi nhọn hất lên là minh chứng cho những nét điêu khắc thời kì nhà Lý khoảng thế kỷ 13-14.  Những viên ngói có hình thần chim Garuda (Kim sí điểu) biểu trưng cho vũ trụ- tượng trưng cho cuộc sống của con người ứng với triết lí “vạn vật sinh, vạn vật diệt” của mọi đạo pháp. Chim thần Garuda còn xuất hiện trong huyền thoại Nhật Bản với tên gọi là Karura- là vật cưỡi của thần Vishu (đấng bảo hộ) trong huyền thoại của người Hindu. Trong tín ngưỡng của Thái Lan với sự xuất hiện trên những vòm mái chùa, ngay cả nền văn hoá Champa cổ của Việt Nam cũng xuất hiện rất nhiều lần hình ảnh này.

chua-dia-tang-phi-lai-o-dau

Những lưu ý khi đến tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam

  • Chùa Địa Tạng Phi Lai tự là một ngôi chùa khá linh thiêng nên trước khi đến bạn cần chuẩn bị trang phục rất nghiêm chỉnh, không ăn mặc quá hở hang gây mất thiện cảm để đảm bảo được tính trang nghiêm vốn có khi đi chùa
  • Không được tuỳ ý đụng chạm hay lấy đồ vật nào trong chùa khi không có sự đồng ý của nhà chùa
  • Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi. Không giẫm đạp lên cây cối hoa lá bàn ghế trong chùa
  • Không bỏ tiền công đức vào tay các tượng Phật mà nên bỏ vào hòm công đức
  • Khi gặp các sư thầy, sư cô nên chắp tay và cúi chào
  • Vì là ngôi chùa linh thiêng nên hãy thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ an lạc thay vì chụp ảnh check-in sống ảo.
  • Nếu muốn quay phim chuyên dụng , quay flycam thì nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa

Gợi ý tour đầu năm 2024 đi Chùa Địa Tạng Phi Lai Hà Nam

  • 07h30:  Xe và hướng dẫn viên của Sinhtour đón Quý khách tại các khách sạn trong phố Cổ và Nhà hát Lớn khởi hành đi Hà Nam. 
  • 09h30: Đến Quần thể du lịch tâm linh chùa Tam Chúc. Hướng dẫn viên cùng quý khách lên thuyền thăm quan Hồ Tam Chúc và Chùa Tam Chúc – ngôi chùa linh thiêng được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề.
  • 12h30: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng.
  • 14h00: Đoàn khởi hành đi thăm quan Chùa Địa Tạng Phi Lai (hay Địa Tạng Phi Lai Tự) tại huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa nổi tiếng đẹp và thanh tịnh trên mảnh đất Hà Nam. Chùa có kiến trúc đẹp nằm giữa rừng thông gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận.
  • 16h00: Quý khách lên xe về lại Hà Nội.
  • 18h30: Quý khách về đến Hà Nội .Hướng dẫn viên thay mặt công ty gửi lại lời chào lời chúc sức khỏe đến toàn bộ quý khách trong đoàn. Sinhtour hẹn gặp lại quý khách trong các chuyến đi tới .

=> Giá tour chỉ từ 790,000đ /1 người, khởi hành hàng ngày

Xem chi tiết tour: Tour Tam Chúc – Địa Tạng Phi Lai 1 ngày

Trên đây là bài viết của Sinhtourvn về Chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam với một số nét nổi bật,. Hi vọng bạn đọc đã có những hiểu biết nhất đinh về ngôi chùa này và lên kế hoạch cho mình một chuyến đi du xuân đầu năm 2024 thật ý nghĩa!

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌

Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines: 0867 664 448– 0867.664.446

Email: info@sinhtour.vn

Website: https://sinhtour.vn/

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Chủ đề quan tâm

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446