Đặc sản Tà Xùa thoạt nhìn qua có vẻ kinh dị và có phần đáng sợ nhưng chúng lại có hương vị độc đáo, ngon và gây nghiện với biết bao du khách. Nếu có dịp đến Tà Xùa, tỉnh Sơn La thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức top 12 món đặn sản Tà Xùa nằm trong danh mục này nhé.
Mục lục
Top 12 món đặc sản Tà Xùa mà bạn nhất định phải thử
1. Nậm pịa
Đặc sản Tà Xùa mà thiếu nậm pịa thì đó sẽ là một thiếu sót lớn. Vẫn có nhiều những tranh cãi liên quan tới món ăn này và phần lớn khách du lịch đều ái ngại công đoạn chế biến của nó. Vậy điều gì thật sự khiến nậm pịa trở nên “đáng sợ” trong mắt một số thực khách?
Nậm nghĩa là canh, còn pịa chính là phần chất lỏng đặc sệt trong phần ruột của con trâu/bò/dê khi chưa tiêu hóa xong. Để nấu nậm pịa, người dân bản địa sẽ sơ chế thật cẩn thận phần nội tạng của con bò và khéo léo lấy phần cuối cùng trong ruột con bò và mang đi bảo quản. Phần pịa này sẽ được đổ vào đun chung với xương bò, các loại thảo mộc trong khoảng 1 giờ.
Ngày nay, nậm pịa vẫn là một trong những món ăn đặt trưng của vùng Tà Xùa Sơn La và có thể được dùng như một loại nước sốt hoặc món ăn chính trong các mâm cơm của người dân ở đây. Nậm pịa ngon nhất khi được thêm các loại gia vị địa phương như mắc khén, sả, gừng, ớt, tỏi. Ban đầu khi ăn nậm pịa bạn sẽ thấy hơi đắng một chút nhưng sau đó bạn lại nhanh chóng cảm nhận được vị ngọt trong cổ họng.
2. Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp là tên gọi địa phương của món cá nướng. Đây cũng là một món ăn có truyền thống lâu đời của vùng Tây Bắc nói chung và người dân Tà Xùa nói riêng. Pa pỉnh tộp chỉ hoàn hảo khi được nướng kèm các loại gia vị như tần bì, sả, ớt, gừng, rau thơm, hành lá, húng quế.
Loại cá được chọn lựa để làm món ăn này cũng phải được tuyển chọn kĩ càng chứ không phải cá nào cũng mang đi nướng được. Chẳng hạn thì cá được chọn phải là cá chép, trọng lượng chỉ trong khoảng 2-4 lạng và đặc biệt là phải nuôi trong ao hoặc sống ngoài sông, suối. Cá chép được sơ chế bằng cách xẻ dọc sống lưng, không bỏ nội tạng ngoài túi mật và nhồi các gia vị vào trong bụng cá. Sau đó cá được gập làm đôi và xiên que tre luồn qua miệng cá.
Cá được sơ chế rồi đem ướp với các gia vị và sau đó để một lúc cho thịt cá ngấm đều gia vị rồi mang nướng trên xiên que tre và than hồng. Pa Pỉnh Tộp phải được nướng chín đều để giữ được hương vị tự nhiên của cá. Khi cá chín sẽ có mùi thơm phức của các loại gia vị
3. Bánh dày
Một cái tết của người Mông tại Tà Xùa sẽ không bao giờ trọn vẹn nếu như thiếu món bánh dày. Bánh dày là đặc sản mà người dân Tà Xùa coi như món quà tạo hóa đã ban tặng cho họ, là biểu tượng của tái đất tròn, biểu tượng của một môi trường trong lành.
Bánh dày người Mông làm ra với các thành phần hoàn toàn đến từ thiên nhiên. Đầu tiên họ sẽ phải chọn loại gạo nếp nương ngon nhất được trồng ở những ngọn đồi xa nhất. Những hạt gạo ấy sẽ được sàng lọc chỉ giữ lại những hạt mềm và thơm rồi đem đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian phơi gạo cũng chỉ được rơi vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát vì trời nếu nắng quá sẽ gây vỡ hạt gạo.
Sao đó gạo được đem nấu trong những chiếc nồi lớn rồi sao đó được xay nhuyễn. Những người thanh niên trai tráng đảm nhận việc xay gạo còn phụ nữ sẽ chuẩn bị và rửa lá dong trước khi gói bánh. Gạo càng được xay nhiều thì bột sẽ càng trắng. Bột nóng hổi, mịn không tì vết được gói cẩn thận trong từng chiếc lá dong. Màu tráng tinh của bánh dày khiến nó trông thật nổi bật và bắt mắt trên nền lá xanh. Bánh có thể bảo quản được khá lâu nên người dân Tà Xùa có thể mang ra phục vụ, chiêu đãi khách quý vào những dịp khác nhau.
4. Thịt trâu gác bếp
Nhắc đến vùng núi phía Bắc thì sẽ phải nhắc tới món thịt trâu gác bếp. Sở dĩ món ăn này đặc biệt là trở thành đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc là bởi các chế biến độc đáo. Thực ra thì gác bếp là cách duy nhất để người dân nơi đây bảo quản thịt trâu bởi họ không có tủ lạnh. Nhưng điều này vô tình lại tạo ra một món ăn vô cùng tuyệt vời.
Để làm ra được thịt trâu gác bếp đòi hỏi một quá trình kì công và phức tạp và không phải lúc nào cũng sẵn thịt trâu để làm. Chỉ các dịp lễ, tết hoặc lễ cúng lớn thì người ta mới mổ trâu và giữ lại một ít thịt để làm thịt trâu gác bếp.
Phần thịt được lựa chọn là phần bắp, ít gân nhất và sau đó được thái thành nhiều miếng đều nhau, mỗi miếng dài 15cm và rộng 8cm. Gân cũng sẽ được loại bỏ hoàn toàn rồi mang đi ướp với hỗn hợp giá vị gồm muối, đường, ớt, tỏi, gừng, mắc khén.
Thịt sau đó được xiên que và phơi khô dưới nắng hoặc trên gác bếp. Sau khi phơi khô, có thể ăn ngay hoặc treo trên gác bếp để dùng dần. Món ăn này có hương vị đặc biệt, có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị ngọt của thịt và mùi thơm đặc trưng của khói.
5. Rêu Tà Xùa
Rêu là một món ăn gắn liền với đời sống của người dân tại khu vực Quỳnh Nhai, Phú Yên, Sông Mã… Nhưng loại rêu ngon nhất, thơm nhất thì thường xuất hiện ở khu vực Tà Xùa, lưu vực dòng sông Mã.
Món ăn này chỉ được mang ra thiết đãi khách quý trong những dịp như năm mới, sinh nhật, dịp lễ lớn, giỗ chạp. Từ bao đời này thì mâm cơm của người dân ở đây không thể thiếu rêu xanh. Từ loại thực vật này, có thể làm ra được nhiều món như gỏi rêu, rêu hấp, rêu nấu măng đắng, canh gà, rêu hầm xương…
6. Cháo mắc nhung
Chào mắc nhung hay còn có tên gọi khác là cháo đắng Phú Yên là loại cháo được làm từ một loại quả xanh, có cùng họ với quả cà chùa nhưng mang vị ngọt và đắng. Quả này khi được thu hái, rửa sạch sẽ mang trộn cùng với một số gia vị như gạo tấm, sả, gừng. Hỗn hợp này để khoảng 30 phút cho ngấm rồi được chôn trong tro bếp nóng. Món ăn thành thẩm này sẽ có đủ vị gồm cay, ngọt, mặn, đắng và ăn phù hợp với xôi.
7. Cơm lam
Cơm lam là món ăn có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn và người dân vùng Tây Bắc. Cơm lam là món ăn truyền thống của người Thái tại khu vực Tà Xùa. Cơm lam ngon nhất sau khi được thu hoạch về, ngâm qua đêm rồi cho vào ống nứa. Phần việc tiếp theo là đong nước sao cho vừa đủ để cơm không bị nhão hoặc khô quá. Tiếp theo ống nữa được buộc lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi đun trên bếp củi. Khi vỏ tre cháy, nước gạo chảy ra và mùi thơm xuất hiện là lúc món ăn này hoàn hảo nhất.
Khi cơm lam đã chín, bạn chỉ cần tách ống nữa ra và bạn sẽ thấy một lớp mỏng như lụa ở trên bề mặt các hạt cơm. Lớp lụa mỏng này hơi mặn và có mùi khói và đó chính là hương rừng, minh chứng của cơm lam chuẩn. Cơm làm có thể được ăn kèm với muối vừng hoặc chẩm chéo – một loại nước chấm địa phương tùy theo sở thích của mỗi người.
8. Gỏi da trâu
Gỏi da trâu là món ăn chỉ được tiếp đãi những vị khách quý tới chơi nhà bởi sự phức tạp trong công đoạn chế biến món ăn này. Việc đầu tiên cần phải làm vói da trâu là hơ trên lửa rồi ngâm vào nước lạnh. Sau đó để thái da trâu sẽ phải dùng một con dao cực bén và thái thành những lát mỏng vàng ống.
Da trâu sau đó được người ta trộn cùng các loại gia vị như lạc, me, rau mùi, mắc khén và nước măng chua. Nước măng chua chính là điều khiến nộm da trâu trở nên đặc biệt vì độ chua hoàn hảo của nó. Để nước chua này ngon, người ta ngâm măng tươi trong nước suối và thêm các gia vị cần thiết.
9. Rượu táo mèo Tà Xùa
Đặc sản Tà Xùa không thể bỏ qua rượu táo mèo. Giống như cái tên của nó thì rượu táo mèo được làm từ quả táo mèo nên có mùi thơm đặc trưng của loại quả này. Rượu thường được dùng trong các bữa ăn, mâm cơm cao cỗ đầy và các bữa tiệc.
Người dân ở Tà Xùa thường làm rượu táo mèo bằng cách rót rượu gạo và quả táo mèo đã được lên men từ trước. Rượu táo mèo ngon nhất phải được ủ trong 6 cho tới 8 tháng và rượu từ màu trắng sẽ ngả vàng, từ một năm trở đi rượu sẽ có màu nâu đỏ, khi uống sẽ có vị chua nhẹ, khá dễ uống.
10. Chè Tà Xùa
Chè Tà Xùa là loại chè sạch và phương pháp trồng cũng như hái được làm hoàn toàn thủ công. Vì vậy mà số lượng chè Tà Xùa ở Sơn La không nhiều. Chè Tà Xùa là một loại cây cổ thụ lâu năm mọc trên núi cao và cứ mỗi lần hái chè, người dân phải mạo hiểm trèo lên cao và hái từng búp chè non rồi bỏ vào sọt. Người uống chè Tà Xùa lần đầu sẽ cảm thấy hơi lạ với vị ngọt thanh từ ngụm đầu tiên, khi đã quen thì khó bỏ.
11. Gà đen nướng
Gà đen là một giống gà xuất xứ bản địa từ các bản của người Mông và là đặc sản quý hiếm của khu vực Tà Xùa. Thịt gà đen mang một hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt săn chắc và thơm nên được ưa chuộng. Gà đen có thể chế biến thành nhiều món như luộc, nướng, nướng mật ong…
Gà đen nướng mật ong là đặc sản vô cùng thơm ngon của bà con Tà Xùa. Thịt gà sau khi được làm sạch sẽ được phết một lớp mật ong rừng ở phía bên ngoài. Sau đó đem đi nướng trên than hồng và thành quả là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn và ngọt lịm. Gà đen nướng mật ong thường ăn kém với lá cây bạc hà và chấm cùng muối tiêu chanh mắc khén.
12. Thịt bản xiên nướng
Món ăn cuối cùng trong danh sách top 12 đặc sản Tà Xùa chính là thịt bản xiên nướng. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo, dễ ăn và tìm thấy ở mọi nơi khi bạn tới Tà Xùa. Thịt xiên được chọn từ lợn bản và thái thành miếng to, xiên vào quê và nướng trực tiếp trên than hồng. Lợn được nuôi ở vùng cao và ăn rau cỏ, không có cám tăng trọng nên ngọt, giòn và thơm hơn nhiều so với các giống lợn ở thành phố.
Vừa rồi Sinh Tour Việt Nam đã liệt kê những đặc sản tiêu biểu ở khu vực Tà Xùa. Ngoài 12 món ăn kể trên, còn rất nhiều đặc sản khác như vịt quay lá mắc mật, thịt lợn muối chua… Khi đến Tà Xùa Sơn La, đừng bỏ lỡ những món ăn này nhé.
𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌
Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 02439.99.89.79
Hotlines:0867.664.442 – 0867.664.446
Email: info@sinhtour.vn
Website: https://sinhtour.vn
Câu chuyện về những cuộc hành trình mới sẽ được chúng tôi gửi gắm đến mỗi khách hàng thân yêu bằng tất cả tinh thần và sự nhiệt huyết của người phục vụ tận tâm. Mỗi chuyến đi là “hành trình của sự trở về” với những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hoá truyền thống, những nụ cười và ánh mắt chứa chan của những con người chân chất thật thà nơi miền ngược. Dải đất hình chữ S có bao điều khám phá còn đang dang dở.
Bằng tất cả sự trung thực với những giá trị sẵn có. Sinhtourvn luôn cam kết đưa đến quý khách hàng những sản phẩm du lịch uy tín và chất lượng nhất có thể với mức giá thành phù hợp nhất với mỗi lựa chọn của quý khách hàng. Hãy để chúng tôi Sinhtour.vn được đi cùng với bạn bằng sự gắn kết nhiệt thành và lòng hào sảng vốn có. Cảm ơn vì sự tin yêu !