Khám phá các địa điểm tâm linh ở Tràng An Ninh Bình

Địa điểm tâm linh ở Tràng An sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm hiểu hơn về lịch sử dân tộc và là một nơi linh thiêng. Tràng An cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 100km vì thế nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến tham quan trải nghiệm ngắm cảnh và tham quan tìm hiểu về những địa điểm tâm linh tại đây, đặc biệt vào mỗi dịp đầu năm. Những ngôi chùa và đền thờ tại Tràng An không chỉ nổi tiếng với sự linh thiêng, mà còn ghi điểm bởi lối kiến trúc độc đáo và tỉ mỉ. Khám phá vùng đất Ninh Bình, du khách sẽ không khỏi bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tâm linh và nghệ thuật kiến trúc tinh tế của những công trình này. Hãy cùng Sinhtour khám phá top 6 địa điểm tâm linh ở Tràng An có gì đặc sắc nhé.

Đừng bỏ lỡ: Tour du lịch Ninh Bình trọn gói giá tốt nhất hiện nay

Tràng An là sự kết hợp của những điểm đến tâm linh và cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ
Tràng An là sự kết hợp của những điểm đến tâm linh và cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ

1. Đền Trình – ngôi đền linh thiêng tại Tràng An

Giới thiệu đôi nét về đền Trình

Đền Trình là địa điểm tâm linh ở Tràng An tọa lạc tại chân núi một vị trí đắc địa tựa theo thế “ tự sơn hướng thủy” đã trải qua 1000 năm tuổi. Đây không chỉ là một địa điểm tâm linh thông thường mà còn mang nhiều ý nghĩa khi du khách đến tham quan và khám phá Tràng An. Không những thế đền Trình là nhân chứng lịch sử cho cuộc xung đột giữa tướng sĩ triền Đinh và Lê.

Nằm trong tuyến tham quan số 1 và tuyến tham quan số 3 của Khu du lịch Sinh thái Tràng An – một Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Đền Trình không chỉ là điểm xuất phát cho các hành trình khám phá, mà còn mang ý nghĩa của “trình báo” để đảm bảo chuyến thăm quan an lành và may mắn cho du khách.

Đền Trình – ngôi đền linh thiêng tại Tràng An
Đền Trình – ngôi đền linh thiêng tại Tràng An

Lịch sử đền Trình Tràng An

Đền Trình Tràng An không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là nhân chứng sống của những trang sử đầy biến động giữa các tướng sỹ triều Đinh và triều nhà Lê.

Với nghi thức Bát hương thể hiện ngoại trung thiên, đền Trình là không gian linh thiêng thờ cúng tướng sĩ của nhà Đinh. Trong bái đường thờ, Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù giám sát đại tướng quân, đồng thời đảm nhiệm trách nhiệm giám sát quốc khố, kho vàng, kho bạc của nhà Đinh. Vào năm 979, khi triều đình phải đối mặt với biến loạn, hai vị Thanh Trù đã có công bảo vệ Đinh Toàn – vị chúa nhỏ chỉ 6 tuổi, giấu nấp an toàn trong núi rừng phía nam để tránh sự truy sát từ nhà Lê thời bấy giờ.

Sự hy sinh và trung nghĩa của hai vị Thanh Trù được nhớ đến bằng việc lập phủ thờ tại cố đô, để kính trọng và tưởng nhớ tấm lòng trung hiếu của họ khi cứu Đinh Toàn. Bên trong đền Trình, tẩm cung thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh – Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, và Lưu Cơ – những bậc khai quốc công thần đã có công đầu trong việc dẹp loạn 12 sứ quân, góp phần đưa Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, mở ra một trang sử mới cho đất nước.

Đền Trình là nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ
Đền Trình là nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ

Khám phá: Tour Bái Đính – Tràng An 1 ngày chi tiết

Kiến trúc độc đáo của đền Trình

Bên cạnh đền Trình còn có 2 ngôi chùa cổ, ngôi chùa đầu tiên được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ 16 vào năm 1565 và ngôi chùa cổ thứ sau được dựng lên vào thế kỷ 19 năm 1825. Khi bước vào bên trong ngôi chùa thờ bài vị, là tượng trưng cho các trung thần tướng sĩ của nhà Đinh.

Phía dưới của ngôi đền Trình được nuôi rất nhiều cá chép đây được coi là những người trong coi đền, khi đến đây du khách có thể cho cá ăn, một địa điểm tâm linh ở Tràng An mà bạn không thể bỏ qua.

Phía dưới của ngôi đền Trình được nuôi rất nhiều cá chép
Phía dưới của ngôi đền Trình được nuôi rất nhiều cá chép

2. Đền Cao Sơn – Hoa Lư tứ trấn

Giới thiệu đôi nét về đền Cao Sơn

Đền Cao Sơn, là một điểm tham quan mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Tọa lạc dưới bóng núi với tư thế “tựa sơn, hướng thủy,” đền Cao Sơn ghi chép hàng thế kỷ lịch sử, từ những thời kỳ đỉnh cao của nhà Đinh, những cuộc chiến tranh chống giặc, đến những giai đoạn đánh dấu sự thống nhất và độc lập của đất nước.

Lịch sử đền Cao Sơn

Nổi tiếng là nhân chứng sống của sự kiện lịch sử, đền Cao Sơn đã chứng kiến những thăng trầm của lịch sử Việt Nam.  Truyền tích Cao Sơn tại Ninh Bình kết nối một cốt truyện đặc biệt với loài cây búng báng, mà Cao Sơn phát hiện có thể thay thế bột gạo trong việc làm bánh, giúp cải thiện đời sống của nhân dân địa phương. Do đó, loài cây này được gọi là Quang Lang, hay Quan Lang, có nghĩa là vua Nom (Quan là nhìn, là nom), cũng là Nam Vương ở phương Nam.

Đền thờ thần Cao Sơn là một trong những ngôi đền được rước chân nhang từ đền thờ thần Cao Sơn ở chùa Bái Đính
Đền thờ thần Cao Sơn là một trong những ngôi đền được rước chân nhang từ đền thờ thần Cao Sơn ở chùa Bái Đính

Các tên gọi như Vũ Lâm, Quan Lang trong truyền tích Cao Sơn không chỉ là những danh xưng mà còn khẳng định vai trò của Cao Sơn là thủ lĩnh phương Nam. Điều này một lần nữa đặt ra quan điểm rằng phương trấn của Cao Sơn phải là phía Nam, không phải là phía Tây như nhiều người vẫn nghĩ. Để đến được đền Cao Sơn, du khách phải đi qua hang sáng, sau đó đi theo một lối dẫn xuống sườn thung lũng trong rừng cây xưa. Điều này tạo nên một hành trình đặc biệt, hòa mình vào không gian thiên nhiên hùng vĩ trước khi đến nơi thờ tự vị thần Cao Sơn.

Theo truyền thuyết, từ khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đã được đưa đến sống gần đền sơn thần trong động. Khi Đinh Tiên Hoàng xây dựng kinh đô Hoa Lư, ông cũng cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 cửa ngõ của thành. Trong đó, thần Cao Sơn được truyền thống thờ tại ngôi đền với kiến trúc gần giống đền Thánh Nguyễn, tựa lưng vào núi và có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước.

Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân – Âu Cơ, và có công phù trợ quân Lê Tương Dực trong cuộc chiến chống Uy Mục. Vị thần này được xem là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành, một trong bốn trấn lớn của Thăng Long đây là một địa điểm linh thiêng ở Tràng An được rất nhiều du khách quan tâm.

Đền Cao Sơn dựa theo kiến trúc "Ỷ sơn, diện thủy"
Đền Cao Sơn dựa theo kiến trúc “Ỷ sơn, diện thủy”

Kiến trúc của đền Cao Sơn

Kiến trúc của đền Cao Sơn là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính của nhân dân đối với các vị thần linh và anh hùng lịch sử. Đền được xây dựng với kiến trúc truyền thống của Việt Nam, với những đường nét mềm mại, hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Đền Cao Sơn là một bức tranh sống động về lịch sử, văn hóa và kiến trúc, là nguồn cảm hứng không ngừng cho những người tìm hiểu về quá khứ  của Việt Nam.

Gợi ý thêm: Tour du lịch Ninh Bình 3 ngày 2 đêm hấp dẫn

3. Phủ Khống

Giới thiệu đôi nét về Phủ Khống

Địa điểm tâm linh ở Tràng An không thể bỏ qua Phủ Khống, đây là di tích bên trong thờ các vị quan đầu tiên của nhà Đinh. Khi đến tham quan Phủ Khống du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng không gian bên trong cổ kính, hay được hướng dẫn viên thuyết minh về các giai đoạn lịch sử, mang nhiều giá trị văn hóa lớn lao. Phủ Khống tọa lạc trên một dải đất hẹp, với vị trí vô cùng đặc biệt sau lưng tựa núi, trước mặt là hồ nước xanh mát mênh mông, bên phải là những ngọn núi cao vút. Để đến tham quan Phủ Khống bạn nên lựa chọn tuyến 1 nhé ngồi trên thuyền vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi non lại được nghe về những giai đoạn lịch sử của Phủ Khống.

Địa điểm tâm linh ở Tràng An không thể bỏ qua Phủ Khống
Địa điểm tâm linh ở Tràng An không thể bỏ qua Phủ Khống

 

Lịch sử Phủ Khống Tràng An

Tương truyền rằng sau sự băng hà của vua Đinh Tiên Hoàng một vị hoàng để sáng lập triều đại nhà Đinh, cảnh đất Đại Cồ Việt chìm trong sự lạc quan và đau buồn, 7 vị quan trung thần, những người từng phụng sự vua Đinh Tiên Hoàng, đã tự tay khâm liệm vị hoàng đế và chuyển di 100 quan tài bằng đồng. Trong đó, chỉ có một chiếc quan tài chứa thi hài thật của vua, còn lại đều là quan tài giả, được mang đi chôn cất ở nhiều địa điểm khác nhau.

Trong lễ an táng vua, 7 vị trung thần đã cùng nhau chung chén rượu độc, tạo ra bí mật về ngôi mộ thật của vua Đinh Tiên Hoàng, nơi họ hy sinh và lìa xa thế giới bên kia. Sau cái chết của vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn, Đinh Toàn, mặc dù chỉ mới 6 tuổi, đã lên ngôi làm hoàng đế. Đất nước đối mặt với nguy cơ xâm lược từ nhà Tống, thái hậu Dương Vân Nga đã tận tụy trao áo long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, đưa ông lên ngôi hoàng đế để giữ vững độc lập cho Đại Cồ Việt.

Phủ Khống là một trong những điểm đến tâm linh tại Tràng An
Phủ Khống là một trong những điểm đến tâm linh tại Tràng An

Tuy nhiên, không ít quan triều Đinh không chấp nhận sự thay đổi này và quyết định chống lại Lê Hoàn. Trong số đó, Đinh Công tiết chế bị giam lỏng tại đền Phủ Khống. Khi nghe tin cánh quân chống lại Lê Hoàn thất bại, và các quan triều Đinh đều bị bắt và thảm bại, Đinh Công tiết chế đã lựa chọn tự sát để tưởng nhớ đến những bậc trung thần đã hy sinh. Nhân dân trong vùng sau đó đã xây dựng một đền thờ để tưởng nhớ và tôn vinh công đức của những vị quan trung thần tận tụy đó.

Kiến trúc độc đáo của Phủ Khống

Phủ Khống ở Ninh Bình là một địa điểm linh thiêng ở Tràng An mang kiến trúc độc đáo của các công trình lịch sử tại Việt Nam. Được xây dựng từ thời nhà Đinh, Phủ Khống mang đậm  chất kiến trúc cổ truyền và là biểu tượng của sự tôn vinh và kính trọng đối với vua Đinh Tiên Hoàng và 7 vị trung thần. Phủ được xây dựng có hình dáng chữ U, với một hành lang dẫn vào nơi thờ cúng. Cổng chính của phủ được trang trí với những chi tiết hoa văn và điêu khắc tinh tế, tạo nên bức tranh lịch sử sống động.

Những cột đá lớn và ấn tượng tại Phủ Khống không chỉ thể hiện sức mạnh của ngôi đền mà còn là biểu tượng cho sự ổn định và bền vững. Các chi tiết chạm khắc trên cột đá thường là những họa tiết truyền thống, như hoa mai, cúc, và các biểu tượng linh thiêng. Phủ Khống có hình dáng góc cạnh, tạo nên một diện mạo mạnh mẽ và trang trọng. Các đường nét và chi tiết kiến trúc được thiết kế để tôn lên vẻ trang trí và sự linh thiêng của không gian.

Phủ Khống ở Ninh Bình là một địa điểm linh thiêng ở Tràng An
Phủ Khống ở Ninh Bình là một địa điểm linh thiêng ở Tràng An

Các pho tượng thờ tại Phủ Khống đều được đúc từ đồng, rất cổ kính và được trưng bày một cách tinh tế.  Nổi bật giữa không gian của Phủ Khống là cây thị cổ thụ, đã tồn tại hơn 1000 năm. Đây không chỉ là một biểu tượng của thời gian mà còn là biểu tượng của sự sống bền vững và tuyệt vời.

Xem thêm: Những điều bí ẩn chờ bạn tìm hiểu trong Tour Ninh Bình 2 ngày 1 đêm

4. Hành Cung Vũ Lâm

Giới thiệu đôi nét về Hành cung Vũ Lâm

Quần thể Danh thắng Tràng An mang đến cho du khách một trải nghiệm hài hòa giữa di tích văn hóa và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Trong số những địa điểm tâm linh tại quần thể danh thắng Tràng An thì Hành Cung Vũ Lâm là một tập hợp những di tích quan trọng.

Hành Cung Vũ Lâm không chỉ là một chuỗi những di tích lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của sức sống và bền vững của vùng đất này. Những dấu tích của thời kỳ xa xưa được lưu giữ một cách tự nhiên và tinh tế, tạo nên một không gian huyền bí và lôi cuốn cũng như gắn liền với vương triều nhà Trần.

Nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An, Tam Cốc là một phần quan trọng của Hành Cung Vũ Lâm
Nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An, Tam Cốc là một phần quan trọng của Hành Cung Vũ Lâm

Lịch sử Hành cung Vũ Lâm 

Sử sách ghi lại rằng trước kia khu vực Hành Cung Vũ Lâm hiểm trở với nhiều núi non, rừng rú cùng hệ thống sông dày đặc. Vua Trần Thái Tông (Tức Trần Cảnh) sau khi nhường ngôi cho vua Trần Thánh Tông và trong một lần đi qua vùng đất Hành Cung Vũ Lâm (khu vực Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Vân, Ninh Xuân ngày nay) và nhận thấy nơi này có điều kiện cực kì thuận lợi để làm căn cứ chống giặc Nguyên – Mông. Sở dĩ vua Trần Thái Tông quyết định như vậy vì người cho rằng quân Mông Cổ sẽ không từ bỏ dã tâm thôn tính Đại Việt sau lần thua trận đầu tiên năm 1258.

Và đó là lý do nhà vua cho xây dựng căn cứ Hành Cung Vũ Lâm trên vạt đất gần Hang Cả của danh thắng Tam Cốc – Bích Động. Ngày nay vạt đất đó được biết đến với cái tên gọi là đền Thái Vi. Vua đã vận động người dân tới vùng đất này khai hoang, lập ấp, mở mang đường giao thông, tôn tạo những nơi xung yếu nhằm chuẩn bị sẵn sàng làm căn cứ khi chiến sự nổ ra.

Xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư lưu giữ một vài di tích của Hành Cung Vũ Lâm và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống địa điểm tâm linh ở Tràng An
Xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư lưu giữ một vài di tích của Hành Cung Vũ Lâm và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống địa điểm tâm linh ở Tràng An

Khi quan Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 2 thì chính tại đền Thái Vi đã diễn ra nhiều cuộc họp của vua quan nhà Trần. Trong lần thứ 2 này, rất nhiều quân giặc bỏ mạng tại đất Đại Việt, đặc biệt phải kể tới trận chiến tại thung lũng đá vôi Thiện Dưỡng (xã Ninh Vân ngày nay). Khi chiến tranh kết thúc, Hành Cung Vũ Lâm lại trở thành chốn tu hành của vua Trần Nhân Tông, kéo theo đó rất nhiều ngôi chùa được xây dựng trong suốt thời gian này như chùa Khai Phúc (thôn Hành Cung, xã Ninh Thắng), chùa Khả Lương (thôn Khả Lương, xã Ninh Thắng), chùa Hạ (xã Ninh Thắng), chùa Bích Động (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải)….

Ngày nay Hành Cung Vũ Lâm còn in dấu tích lịch sử ở địa phận 4 xã Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Xuân và Ninh Vân với tổng cộng 24 ngôi chùa cổ cùng nhiều địa điểm quan trọng như thôn Hạ Trạo – Ninh Thắng (Nơi gác chèo khi đón vua), thôn Hành Cung – Ninh Thắng (nơi vua ở), thôn Khả Lương – Ninh Thắng (nơi trữ lương thực), thôn Tuân Cáo – Ninh Thắng (nơi các quan vào trình báo nhà vua), đền Thái Vi (thôn Văn Lâm – Ninh Hải), bảo điện Hành Cung…

Di tích lịch sử Đình Sen - Hành Cung Vũ Lâm
Di tích lịch sử Đình Sen – Hành Cung Vũ Lâm

5. Đền Suối Tiên

Giới thiệu đôi nét về đền Suối Tiên

Tương truyền rằng tại đây có dòng suối mát lành hàng ngày có những cô Tiên xuống để tắm nên được đặt tên gọi là đền Suối Tiên. Đây là một trong những địa điểm tâm linh ở Tràng An, thu hút nhiều du khách và tín đồ hành hương. Được xây dựng tại một vị trí tuyệt vời với sự hòa quyện của thiên nhiên, đền Suối Tiên mang đến không gian thanh tịnh, yên bình, là nơi mà tâm hồn có thể tìm về bình an.

Đến Tràng An không thể bỏ qua địa điểm tâm linh là đền Suối Tiên
Đến Tràng An không thể bỏ qua địa điểm tâm linh là đền Suối Tiên

Lịch sử đền Suối Tiên

Lịch sử của đền Suối Tiên rất lâu dài và có nhiều câu chuyện ẩn sâu bên trong. Ngôi đền hiện nay thờ Thánh Quý Minh Đại Vương và phu nhân của ông được biết đến là một vị tướng vô cùng tài giỏi. Được rất nhiều dân làng khắp nơi thời phụng và được các vua qua nhiều triều đại phong sắc.

Kiến trúc đặc sắc đền Suối Tiên

Kiến trúc của đền Suối Tiên đậm chất truyền thống, với những công trình được xây dựng tỉ mỉ, xây bằng 4 loại gỗ khác nhau như đinh, lim, sến,..mang đậm kiến trúc hiện đại. Đền Suối Tiên không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là điểm đến mang đến trải nghiệm tâm linh và nghệ thuật kiến trúc tuyệt vời cho du khách.

Cây cầu dẫn đến đền Suối Tiên
Cây cầu dẫn đến đền Suối Tiên

Thông tin hữu ích: Tour Tràng An – Hang Múa 1 ngày HOT nhất 2024

6. Đền Trần – du lịch tâm linh hấp dẫn

Giới thiệu đôi nét về đền Trần

Đền Trần Tràng An, một ngôi đền linh thiêng tọa lạc trong Khu danh thắng Tràng An, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, là một ngôi đền cổ với lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo. Xuất phát từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, ngôi đền được gọi ban đầu là Đền Nội Lâm. Tới thế kỷ thứ VII, vua Trần Thái Tông đã tiến hành tu sửa và đổi tên thành Đền Trần như ngày nay, hàng năm đền Trần được nhiều du khách đến tham quan là địa điểm linh thiêng ở Tràng An.

Đền Trần Tràng An đặc biệt thờ tướng Quý Minh, Trung Hưng tướng trấn ải xứ Sơn Nam, và Hoàng Quý Nương – phu nhân của ông. Ghi chép trong ngọc phả tại Đền Cả (Hoa Lư) kể về đóng góp xuất sắc của 3 anh em tướng tài của ngài Quý Minh, những người có công lớn trong việc đánh bại giặc dưới thời vua Hùng thứ 18. Ngày nay, thì ngôi đền Trần là điểm đến linh thiêng, thu hút du khách quốc tế đến đây để tìm kiếm sự bình an và cầu mong may mắn đặc biệt là những dịp đầu năm.

Đền Trần là công trình có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống điểm đến tâm linh ở Tràng An
Đền Trần là công trình có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống điểm đến tâm linh ở Tràng An

Lịch sử đền Trần Tràng An

Đền Trần Tràng An, với hơn 1.000 năm lịch sử, là một di tích vô cùng quý báu. Ngôi đền được xây dựng từ thời nhà Đinh và tiếp tục được tu sửa và đổi tên bởi vua Trần Thái Tông, trở thành Đền Nhà Trần hay Đền Trần như chúng ta biết đến ngày nay. Như vậy, ngôi đền linh thiêng đã chứng kiến và ghi chép lại hơn 700 năm lịch sử đầy biến động của đất nước.

Theo truyền thuyết dân gian, Đức Thánh Quý Minh Đại Vương, thủy thần vĩ đại, đóng vai trò quan trọng trong việc trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam và bảo vệ lãnh thổ dưới thời vua Hùng thứ 18 – Hùng Duệ Vương. Là một trong những “thượng đẳng thần,” ngài được vinh danh và thờ phụng bởi nhiều triều đại và nhân dân trên khắp xứ Hoa Lư.

Đền Trần với danh tiếng linh thiêng, đã trở thành điểm đến quan trọng trong hệ thống đền tứ trấn phía Nam, được các triều đại như Đinh, Lê và Lý tôn vinh và coi là nguồn cảm hứng tâm linh. Trong ngôi đền, bốn cột đá được coi là tác phẩm nghệ thuật quý giá, là di sản mà ông cha để lại cho hậu thế. Những đường viền hoa văn trạm trổ tỉ mỉ, đắc quyền theo tư tưởng của bộ Tứ Linh – Long, Ly, Quy, Phượng. Mỗi hình tượng đều mang đến những ý nghĩa sâu sắc: Long thể hiện quyền lực, Ly biểu tượng cho may mắn, Quy thể hiện sự bền vững vĩnh cửu, và Phượng đại diện cho sự thanh cao và thoát tục. Khi đến đây du khách sẽ có cơ hội hiểu hơn về lịch sử của những ngôi đền cổ.

Hàng năm có rất nhiều người ghé thăm đền Trần
Hàng năm có rất nhiều người ghé thăm đền Trần

Kiến trúc độc đáo của đền Trần

Nổi bật với kiến trúc đá độc đáo, đền Trần Tràng An là minh chứng cho trình độ chạm khắc tuyệt vời của các nghệ nhân xưa. Đây không chỉ là một ngôi đền linh thiêng, mà còn là bảo tàng kiến trúc độc đáo, là điểm đến thu hút những người yêu văn hóa và nghệ thuật truyền thống Việt Nam khi đến với mảnh đất Ninh Bình xinh đẹp.

Bài viết trên đây của Sinhtour đã chia sẻ đến bạn top 6 địa điểm linh thiêng ở Tràng An, nơi được coi là điểm tham quan thu hút mọi du khách khi đến Ninh Bình. Hy vọng với những chia sẻ cực kỳ chi tiết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi đến với Tràng An, lựa chọn địa điểm linh thiêng phù hợp với mình. Hiện tại Sinhtour có nhiều chương trình tour du lịch Tràng An cực kỳ hấp dẫn với giá ưu đãi dành cho những ai may mắn. Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những hành trình khám phá đầy ý nghĩa này, hãy liên hệ đến Sinhtour qua số điện thoại dưới đây để được tư vấn nhiệt tình nhé.

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌

Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines:0867.664.442  – 0867.664.446

Email: info@sinhtour.vn

Website: https://sinhtour.vn/

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446