Cẩm nang du lịch Cao Bằng tháng 8 tự túc chi tiết

Du lịch Cao Bằng tháng 8 có lẽ là thời điểm đẹp nhất trong năm để bạn khám phá vẻ đẹp của miền đất rẻo cao nơi biên giới. Cao Bằng nằm ở vùng Đôn Bắc và có hơn 300km giáp ranh với nước bạn Trung Quốc. Mặc dù địa hình hiểm trở nhưng tạo hóa lại ưu ái ban tặng cho nơi này thiên nhiên tươi đẹp với những rặng núi non hùng vĩ, những hang động bí ẩn cùng những thác nước khổng lồ. Vẻ đẹp của Cao Bằng còn được tôn lên gấp bội khi bước vào  tháng 8 – tháng của sự mộng mơ nơi biên giới.

Thời tiết Cao Bằng tháng 8

Chắc hẳn trước khi bắt đầu chuyến đi tới với tỉnh Cao Bằng thì băn khoăn đầu tiên của bạn sẽ là: “Đi du lịch Cao Bằng mùa nào đẹp nhất?”. Theo kinh nghiệm của chúng mình thì đầu mùa thu, cụ thể là vào tháng 8 hàng năm là thời điểm phù hợp để đi du lịch Cao Bằng bởi đây là lúc mảnh đất này độc đáo và có nhiều điểm nhấn về thiên nhiên và cảnh quan.

Thời tiết Cao Bằng tháng 8
Thời tiết Cao Bằng tháng 8

Thời tiết tháng 8 ở Cao Bằng cũng nhẹ nhàng, không gay gắt như mùa hè và cũng chẳng giá buốt như mùa đông. Nơi này mát mẻ, không khí trong lành khi thác Bản Gióc đổ nước nhiều và xanh biếc, có nhiều đoạn ruộng Bậc Thang cũng bắt đầu chuyển sang màu vàng của mùa vụ.

Nhiệt độ không quá cao, không quá thấp và dao động ở mức 20 – 25 độ C nên có thể nói tháng 8 ở Cao Bằng là thời điểm vàng để du khách thập phương đổ xô về nơi này. Ban ngày thời tiết sẽ mát mẻ, dễ chịu và thuận lợi cho hoạt động du lịch, tham quan ngắm cảnh. Về tối và đêm thì nhiệt độ giảm đi một chút, hạ xuống còn khoảng 15 độ C nên bạn hãy chuẩn bị một chiếc áo khoác để tránh bị lạnh nhé.

Nhiệt độ dịu nhẹ và mát mẻ
Nhiệt độ dịu nhẹ và mát mẻ

Du lịch Cao Bằng tháng 8 có gì đẹp?

Khu di tích Pác Bó

Pác Bó đã, đang và sẽ luôn là một điểm đến mà du khách luôn muốn đặt chân đến khi du lịch Cao Bằng. Những ngày tháng 8 ở Cao Bằng, thời tiết mát mẻ, nhẹ nhàng dễ chịu và chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi bạn dành thời gian và thăm khu di tích Pác Bó – Nơi Bác Hồ từng sinh sống và làm việc những năm đầu tiên trở về nước.

Khu di tích Pác Bó
Khu di tích Pác Bó

Xuất phát từ thành phố Cao Bằng, bạn chỉ cần đi khoảng 50km về phía huyện Hà Quảng giáp ranh Trung Quốc là tới Pác Bó. Để khám phá được hết khu di tích này thì bạn cần dành khoảng 4 tiếng bởi nơi này có rất nhiều điểm tham quan cũng như khuôn viên rất rộng.

Trong khu di tích Pác Bó là các địa danh nổi tiếng như cột mốc số 0 của tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại, khu tưởng niệm Bác Hồ, suối Lê Nin, núi Các Mác, thôn Pác Bó. Dọc đường đi bạn sẽ thấy suối Lê Nin nước xanh như ngọc và dẫn bạn về hang Cốc Bó – nơi Bác từng sống, làm việc và lãnh đạo cách mạng. Vé vào cửa cả khu di tích Pác Bó là 25.000 đồng/người và dịch vụ xe điện là 20.000 đồng/người.

Là một trong những địa danh lịch sử không thể bỏ qua
Là một trong những địa danh lịch sử không thể bỏ qua

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là thác nước lớn nhất ở Việt Nam và là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thác Bản Giốc tháng 8 không chảy mạnh mẽ mà nhẹ nhàng, êm đềm đúng như cái bầu không khí ở mảnh đất này vậy. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Bản Giốc thì bạn nên thuê thuyền và bè để tới được chân thác và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn thác này.

Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc

Vì tháng 8 là thời điểm được xem như đẹp nhất trong năm nên khách du lịch cũng sẽ đổ xô về thăm thác Bản Giốc. Để tránh cảnh đông đúc thì bạn hãy tranh thủ thời gian ghé thăm thác từ sáng sớm. Cung đường đến thác Bản Giốc sẽ đưa bạn đi qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu và những cánh đồng ruộng bậc thang đẹp mắt. Giá vé tham quan thác Bản Giốc là 45.000 đồng/người, còn vé bè tới chân thác là 50.000 đồng/người.

Nếu như bạn đến thác Bản Giốc vào thời điểm buổi chiều muộn thì bạn cũng có thể nán lại một chút tới khoảng 7 giờ tối để chiêm ngưỡng màn trình chiếu ánh sáng nghệ thuận buổi tối. Chương trình này sẽ kéo dài trong khoảng 1,5 giờ nhưng để biết chi tiết hơn thì bạn có thể hỏi người dân địa phương. Lưu ý là khi bạn trở về khách sạn từ thác Bản Giốc, hãy đi thật cẩn thận vì đường đèo ban đêm đi sẽ khá khó khăn đó.

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao là một hang động có chiều dài hơn 2000m và nằm sát bên làng Khuổi Kỵ. Trong tiếng Tày thì Ngườm Ngao có nghĩa là “động Hổ” và cho tới ngày nay, còn nhiều nhánh của hang động này chưa được khai phá hết.

Động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao

Khi đi tham quan động Ngườm Ngao, du khách sẽ đi vào bằng cửa hang Ngườm Lồm và đi ra bằng cửa hang Ngườm Ngao. Lối vào cũng đã được trải bê tông cùng hệ thống đèn sáng nên bạn có thể yên tâm di chuyển một cách an toàn. Vé vào cửa là 45.000 đồng.

Núi Mắt Thần

Núi Mắt Thần là điểm đến hót rần rần trên mạng xã hội thời gian gần đây. Nơi này nằm trong quần thể hồ Hang Then của Công viên địa chất Cao Bằng. Từ núi Mắt Thần tới thành phố Cao Bằng chỉ là 39km nên bạn có thể tranh thủ tham quan điểm du lịch này trong chuyến đi Cao Bằng tháng 8 của mình.

Núi Mắt Thần
Núi Mắt Thần

Trong tiếng Tày thì ngọn núi này có tên là Phja Piót nghĩa là một ngọn núi bị thủng một lỗ. Bên cạnh núi Mắt Thần thì người dân địa phương còn gọi nó là núi Thủng. Cũng từ đó mà khách du lịch quen với tên này.

Núi Thủng được yêu thích bởi sự yên bình mà nó mang lại với những thảm cỏ xanh trải dài cùng khung cảnh hoang sơ, tĩnh lặng yên bình. Khi ghé thăm núi Mắt Thần, bạn có thể chiêm ngưỡng những đàn ngựa, đàn trâu bò đang gặm cỏ một cách thong thả, chậm rãi. Không gian ấy khiến cho bạn quên đi hết những mệt mỏi áp lực trong cuộc sống thường nhật.

Ngọn núi mang một vẻ đẹp bí ẩn
Ngọn núi mang một vẻ đẹp bí ẩn

Khi thăm núi Mắt Thần, bạn nên lưu ý về đường đi bởi đoạn rẽ vào núi sẽ hơi khó tìm nên để tránh bị lạc thì bạn có thể hỏi người dân địa phương. Điểm đặc biệt ở con đường vào núi Mắt Thần sẽ là con đèo Mã Phục – một điểm ngắm cảnh tuyệt vời khi di chuyển bằng xe máy.

Rừng trúc Lũng Pán

Nơi đây có diện tích trồng trúc lớn nhất ở Cao Bằng, cảnh quan rừng trúc xanh mát và đẹp như phim trường của Thập Diện Mai Phục nên cũng là điểm check-in hấp dẫn. Cung đường Lũng Pán – Nguyên Bình – TP Cao Bằng khoảng 100 km.

Rừng trúc Lũng Pán
Rừng trúc Lũng Pán

Núi Phia Oắc

Mặc dù không nằm ở khu vực vùng núi Tây Bắc nhưng Cao Bằng cũng có nhiều ngọn núi cao trên 1.000m so với mực nước biển. Trong số những ngọn núi đó thì ngọn Phia Oắc có độ cao 1.931m là đỉnh núi cao thứ 2 ở Cao Bằng và ngọn núi này cũng sở hữu một điều đặc biệt mà du khách vì thế mà muốn ghé thăm.

Núi Phia Oắc
Núi Phia Oắc

Ở núi Phia Oắc thì mùa mây sẽ kéo dài từ tháng 12 cho tới tháng 3 hàng năm và thường xuất hiện những luồng mây rất dày sà xuống khu rừng mỗi buổi bình minh hay hoàng hôn. Nhiệt độ ở đỉnh núi nhiều khi dưới 0 độ nên có thể xuất hiện băng giá. Tuy nhiên nếu đi vào tháng 8 thì sẽ không có băng tuyết mà thay vào đó, bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh quang đãng với rừng cây, bầu trời xanh.

Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng tháng 8

Hướng dẫn di chuyển tới Cao Bằng

Để tới Cao Bằng thì phương tiện mà bạn có thể lựa chọn gồm xe ô tô hoặc xe máy. Cao Bằng không có sân bay và cũng không có ga tàu hỏa. Cung đường từ Hà Nội tới Cao Bằng là khoảng 280km và mất chừng 7 giờ đồng hồ di chuyển. Nếu như bạn đi xe khách thì có thể bắt xe tại các bến xe như Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm. Giá vé khoảng 200.000 – 300.000 đồng/người/chiều. Đến thành phố, bạn có thể tìm các điểm thuê xe máy. Giá khoảng 200.000 đồng một ngày, chưa bao gồm xăng xe. Lưu ý đổ xăng đầy bình vì trên đường không có nhiều trạm xăng.

Hướng dẫn di chuyển tới Cao Bằng
Hướng dẫn di chuyển tới Cao Bằng

Nếu đi ô tô riêng thì bạn có thể tham khảo cung đường như sau: Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn – QL4. Ngoài ra còn một hướng khác là cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới – Bắc Kạn – Phủ Thông – Ngân Sơn – Cao Bằng. Đường đi sẽ khá nhỏ nhưng bằng phẳng và nhiều khúc cua nen bạn hãy chuẩn bị tay lái thật vững nhé.

Lưu trú ở đâu?

Cao Bằng có nhiều điểm tham quan nhưng xung quanh các điểm tham quan này lại không tập trung những loại hình lưu trú. Do đó thì nếu lựa chọn du lịch Cao Bằng vào tháng 8 thì bạn nên tham khảo nghỉ đêm ở Trùng Khánh hoặc thành phố Cao Bằng rồi tham quan các điểm kể trên vào những ngày tiếp theo. Nếu bạn đi thác Bản Giốc và chọn nơi này là điểm dừng chân chính thì có thể lựa chọn một số homestay như Yến Nhi, Khuổi Ky, Lan’s homestay Ban Gioc… Mức giá cũng khá dễ chịu từ 200.000 đồng/đêm.

Lưu trú ở đâu
Lưu trú ở đâu

Nếu như bạn chọn nghỉ đêm ở thành phố Cao Bằng thì nên ưu tiên loại hình khách sạn. Các khách sạn ở thành phố này cũng khá đa dạng về mức giá về chất lượng. Một số khách sạn bạn nên tham khảo như Sunny Hotel, Đức Trung Hotel, Sơn Tùng Hotel… giá trung bình 400.000 đồng/đêm.

Ăn gì ở Cao Bằng?

Đã đến Cao Bằng thì chắc chắn phải thử ẩm thực ở nơi này. Điểm sơ qua thôi thì có một danh sách dài các đặc sản ở nơi đây mà sẽ gây xao xuyến cho bạn nếu nếm thử đó:

  • Phở chua: Một loại phở đặc biệt ở Cao Bằng. Món ăn này có sợi phở dai và thường được ăn kèm cùng thịt ba chỉ rán giòn, gan lợn, dạ dày lợn rán và thịt vịt quay. Món ăn này còn gây ấn tượng bởi sợi khoai tẩu chiên giòn. Khi ăn sẽ không thể thiếu lá móc mật, rau húng, lạc rang và dưa chuột.
  • Cá trầm hương nướng: Loại cá đặc trưng ở Cao Bằng. Sau khi được làm sạch thì cá sẽ được nhét thêm hành, thì là, ớt, bọc lá chuối và nướng trên bếp than thơm phức.
Ăn gì ở Cao Bằng
Ăn gì ở Cao Bằng
  • Bún khô tám màu: Là một loại bún trứ danh ở Tp. Cao Bằng. Tám màu của bún lần lượt của ngô tẻ (màu vàng), gạo lứt (màu đỏ), lá là chùm ngây (màu xanh), hoa đậu biếc (xanh da trời), lá cẩm (màu tím)…
  • Hạt dẻ Trùng Khánh: Món ngon không thể bỏ qua bởi vì nó chỉ có theo mùa. Hạt dẻ được luộc rồi rang khô và tách vỏ lấy nhân. Món ăn hấp dẫn với vị thơm của cốm, vị bùi của hạt dẻ.

Cao Bằng tháng 8 với vẻ đẹp mộng mơ chắc chắn sẽ khiến cho bạn không thất vọng. Đừng quên theo dõi Sinh Tour Việt Nam để cập nhật những tin tức du lịch mới nhất về Cao Bằng nhé.

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌

Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines:0867.664.442  – 0867.664.446

Email: info@sinhtour.vn

Website: http://sinhtour.vn

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446