Nhà hát múa rối Thăng Long là một trong những điểm đến độc đáo về văn hóa ở Hà Nội. Với lịch biểu diễn xuyên suốt 365 ngày trong năm, nhà hát đã góp phần mang đến món ăn đặc sản mang tên “múa rối nước” đến với nhiều du khách quốc tế. Nhiều năm qua, nét văn hóa múa rối nước cũng đã được bảo tồn, duy trì và phát huy nhờ vào màn biểu diễn của các nghệ nhân tại nhà hát múa rối Thăng Long.
Mục lục
Giới thiệu về Nhà hát Múa rối Thăng Long
1. Đôi điều bạn cần biết về múa rối nước
“Khi tiếng trống, tiếng mõ ngày một thúc giục hơn và những tràng pháo vang lên cũng là lúc những chú rối nước được những người nghệ nhân thổi hồn bắt đầu xuất hiện trên mặt nước. Những chú rối nước này thoắt ẩn thoắt hiện một cách tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình mang sắc đỏ của màu ngói, văn hóa dân gian Bắc Bộ thể hiện qua từng bài múa rối nước. Nét văn hóa ấy dân dã, bình dị và ta hình dung được về khung cảnh, đời sống của làng quê vùng đồng bằng sông Hồng…”
Những dòng miêu tả trên dành cho loại hình nghệ thuật múa rối nước. Có lẽ với người dân Việt Nam mọi lứa tuổi từ trẻ tới già đều ít nhất một lần nghe về cụm từ “múa rối nước” phải không nào? Múa rối nước là niềm tự hào và là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Việt. Liệu bạn có thắc mắc vì sao lại như vậy không?
Múa rối nước là một phần của bộ môn nghệ thuật múa rối nói chung. Múa rối ra đời từ rất lâu và xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những dấu tích đầu tiên của múa rối được phát hiện ở Hy Lạp cổ đài vào thế kỉ 5 trước công nguyên. Ban đầu, nghệ thuật múa rối thực chất là một trò chơi dùng những con rối để diễn trò và dóng kịch trên sân khấu. Múa rối được chia thành 2 loại dựa trên không gian biểu diễn sân khấu gồm: múa rối nước và múa rối cạn.
Đặc trưng của múa rối nước là hình tượng chú Tễu và sân khấu nước được trang trí một cách kì là và đặc sắc. Loại hình này phản ánh đầy đủ sắc thái, tâm hồn người Việt cũng như đem lại cho du khách quốc tế cái nhìn rõ ràng về nền văn minh châu thổ lúa nước sông Hồng. Nhà hát múa rối Thăng Long đã, đang và sẽ luôn là lá cờ đầu trong việc giữ gìn, bảo tồn bộ môn nghệ thuật độc đáo này.
2. Giới thiệu về nhà hát múa rối nước Thăng Long
- Địa chỉ: 57B Phố Đinh Tiên Hoàng, Phường Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Nhà hát múa rối Thăng Long có địa chỉ tại số 57B phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội. Có thể thấy nhà hát múa rối Thăng Long có vị trí thuận lợi khi nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội ngay cạnh hồ Gươm và khu vực phố cổ Hà Nội. Khi múa rối nước trở nên nổi tiếng với du khách nước ngoài, từng hàng ghế ở nhà hát múa rối Thăng Long giờ đây có đa dạng quốc tịch của khách và họ cùng nhau ngồi thưởng thức 1 tiếng đồng hồ cho mỗi suất chiếu.
Trong buổi biểu diễn dài khoảng 1 tiếng đó, các nghệ nhân của nhà hát múa rối Thăng Long sẽ đưa bạn qua từng mạch câu chuyện thú vị bằng màn thể hiện của từng con rối trên mặt nước. Hệ thống âm thanh hiện đại từ các nhạc cụ truyền thống như đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị… Những bản nhạc chèo cũng được sử dụng nhằm tăng nét văn hóa dân gian ở vùng Bắc Bộ.
Nhà hát múa rối Thăng Long cũng tự hào khi là nơi đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam cũng như châu Á đã đạt kỉ lục về việc biểu diễn múa rối nước trong liên tục 365 ngày. Có tổng cộng 6 suất biểu diễn trong ngày và hơn 2000 chương trình múa rối mỗi năm và đặc biệt còn có cả phụ đề tiếng Anh để du khách quốc tế hiểu hơn về múa rối nước.
3. Lịch sử thăng trầm
Ngày 10/10/1969, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập đoàn nghệ thuật Kim Đồng Hà Nội có trụ sổ tại tầng hầm sở VHTT tại số 47 Hàng Dầu, Hà Nội. Từ đó tới nay trải qua hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển, nhà hát múa rối Thăng Long đã trải qua nhiều thăng trầm và thậm chí từng có thời điểm nhà hát suýt phải đóng cửa do hạn hẹp về kinh tế cũng như sự lãng quên của khán giả với bộ môn nghệ thuật này.
Tuy nhiên với sự quyết tâm bám trụ lại với nghề và vì tình yêu nghề của các nghệ nhân mà bộ môn này đã hồi phục và lưu giữ lại trong lòng nhân dân. Từng bước một thì cơ sở vật chất cũng như chất lượng các màn biểu diễn được nâng cao nhằm đáp ứng du khách trong và ngoài nước.
Thời điểm ban đầu, các suất biểu diễn tại nhà hát múa rối Thăng Long diễn ra theo tuần, theo tháng nhưng nhờ sự sáng tạo mới mẻ mà không quên đi những yếu tố dân tộc, truyền thống làm cốt lõi thì du khách ngày một tìm tới xem biểu diễn múa rối nước và các suốt diễn cũng tăng lên. Hiện tại có 5-7 ca mỗi ngày để đáp ứng du khách.
Ngày nay, nhà hát múa rối Thăng Long đã trở thành lá cờ đầu và là biểu tượng cho nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Các giải thưởng danh giá trong các kỳ liên hoan múa rối trong và ngoài nước cũng liên tục được nhà hát múa rối Thăng Long giành được. Dấu ấn của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam cũng đã thành công khi xuất hiện ở khoảng trên 40 quốc gia từ châu Âu tới châu Mỹ.
Mới đầu, nhà hát chỉ biểu diễn tần suất định kỳ theo tuần, tháng, nhưng chính sự sáng tạo mới mẻ với yếu tố dân tộc, truyền thống làm cốt lõi mà du khách tìm đến thưởng thức ngày một đông. Từ đó, tần suất của các buổi biểu diễn cũng tăng thêm, diễn ra liên tục từ 5 – 7 ca mỗi ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Nghệ thuật múa rối nước truyền thống tại Thăng Long
Múa rối nước là một trong rất nhiều những loại hình sân khấu tiêu biểu phản ánh cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Múa rối thể hiện trí tuệ, sự thông minh và sáng tạo của người dân Việt Nam. Mặc dù thời điểm trước kia, múa rối nước có phần mờ nhạt và xa lạ nhưng trải qua thời gian và bản thân thời gian cũng là một trong những yếu tố chính giúp múa rồi khẳng định chính nó là một loại hình nghệ thuật giá trị cao và mang lại giá trị tinh thần của nhân dân Việt Nam.
Múa rối nước có thể nói là môn nghệ thuật bắt nguồn từ công việc nhà nông. Chúng ta đều biết Việt Nam là một nước nông nghiệp và gắn liền với nền văn minh lúa nước và múa rối nước được hình thành, xây đắp từ những tâm tư của người dân lao động. Trước kia, múa rối nước chỉ diễn ra ngoài trời để hòa quyện với thiên nhiên. Không gian sân khấu thường mênh mông và có trời, đất, mây, gió, lửa dưới mái đình uốn cong vút màu đó.
Ngày nay, nhà thơ hát múa rối Thăng Long có vai trò bảo tồn, phục vụ du khách cũng như khai thác sâu rộng hơn về bộ môn nghệ thuật múa rối nước. Các vở diễn kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nhằm đáp ưng nhu cầu phát triển của xã hội. Có thể nói khi du khách đến với thủ đô Hà Nội, nhất định phải thử xem múa rối nước một lần tại nhà hát múa rối Thăng Long.
Các chương trình biểu diễn tại Nhà hát Múa rối Thăng Long
1. Vở mơ rồng
Mở rối nước “Mơ Rồng” là vở diễn đã phá bỏ đi những chuẩn mực của nghệ thuật múa rối truyền thống và cũng phá bỏ đi cchuẩn mực của múa rối nước. “Mơ Rồng” được xem là một vở diễn và cuộc chơi lớn của nhà hát múa rối Thăng Long. Quy mô được dàn dựng hoành tráng, đầu tư đồ sộ.
“Mơ rồng” là một vở diễn kể về chính giấc mơ của các nghệ nhân tạo hình nhân vật rối. Trong vở diễn này, quý khách sẽ thấy anh Tễu và rồng Thăng Long đi một vòng quanh trái đất để tìm cách giải quyết các vấn đề thường trực của nhân loại như biến đổi khí hậu, nạn buôn người, rác thải, chiến tranh, phân biệt giàu – nghèo…
Theo chân Tễu và rồng Thăng Long, khán giả sẽ đồng hành cùng hành trình từ châu Á sau trận động đất cho tới trận chiến chống lại bầy quạ dữ. Họ trở thành bạn đồng hành và cùng nhau, họ đi chu du khắp nơi và gặp thêm rồng vàng ở châu Âu. Họ còn đi tới cả châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương để giải quyết xung đột cá sấu và khủng long, giải cứu vùng biển khỏi cá mập hung bạo. Đó là những hình ảnh ẩn dụ tới các vấn đề của nhân loại hiện nay.
Bên cạnh đó, vở rối có nhiều kỹ xảo hiện đại với hệ thống đèn led biến ảo, hiệu ứng âm thanh lớn, được sáng tạo riêng cho vở do nhạc sĩ người Australia, Darin Verhagen đảm nhận. Những tiếng kêu của các con vật được thể hiện giống thật, từ tiếng kêu nhức nhối của đàn quạ, cho đến tiếng gầm hung dữ của sư tử…
2. Thế giới của chúng em
Vở diễn “thế giới của chúng em” là thương hiệu đặc biệt của Nhà hát múa rối Thăng Long dành riêng cho đối tượng trẻ em. Các dịp đặc biệt như lễ Noel, trung thu, chào đón năm học mới, quốc tế thiếu nhi… đã phụ vụ hàng trăm hàng nghìn lượt khán giá đến xem biểu diễn, trong đó chủ yếu là trẻ em.
Chương trình này được nhà hát múa rối Thăng Long chú trọng tới phong cách quay dựng để tạo ra sự tương tác giữa các nhân vật chính, qua đó giúp các em không chỉ đơn thuần nghe đó làm một câu chuyện nữa. Các em đực trải nghiệm thế giới long lanh rực rỡ tựa như cổ tích thông qua tạo hình nhân vật và các con rối. Các em được hòa mình vào với cuộc sống của các nhân vật cổ tích mà mình yêu thích. Đó là các nhân vật siêu anh hùng với nhiệm vụ bảo vệ người tốt, giải cứu thế giới, đó là những ông già Noel vui nhộn hài hước, đó là những chú chim thú nhỏ đáng yêu, là những Hoàng tử Công chúa xinh đẹp lộng lẫy.
3. Cô bé bán diêm
Vở diễn được viết kịch bản và đạo diễn bởi NSƯT Lê Thu Huyền. Đây là một vở rối lấy cảm hứng từ những câu chuyện cổ tích nổi tiếng của nhà văn Đan Mạch Andersen.
Các em nhỏ sẽ cùng theo chân cô bé nghèo bán diêm trong đêm Giáng sinh lạnh giá. Những que diêm kỳ diệu đã biến những ước mơ của cô thành hiện thực trong chớp mắt: cô được thưởng thức món ngon, mặc trang phục đẹp và tham gia vào những cuộc phiêu lưu kỳ thú dưới đại dương bao la.
Tuy nhiên, điều cô bé cần nhất chính là tình yêu thương từ mẹ. Cuối cùng, giấc mơ của cô đã trở thành sự thật khi mẹ đến đón, đưa cô đến một nơi mà cô sẽ được sống hạnh phúc mãi mãi. Câu chuyện quen thuộc đã được các nghệ sĩ khéo léo thể hiện, mang đến một phiên bản mới mẻ và hấp dẫn, chứa đựng nhiều thông điệp nhẹ nhàng và ý nghĩa. Nó truyền tải một thông điệp nhân văn sâu sắc về tình yêu thương và sự gắn kết trong cộng đồng.
4. Hồn Trương Ba – Da Hàng Thịt
Nhà hát múa rối Thăng Long vừa giới thiệu vở diễn “Hồn Trương Ba da hàng thịt,” được xây dựng dựa trên kịch bản nổi tiếng của cố tác giả Lưu Quang Vũ. Đây cũng là một trong những tác phẩm mà Nhà hát sẽ tham gia tại Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ III.
Với hình thức nghệ thuật múa rối cạn, vở diễn “Hồn Trương Ba da hàng thịt” đã được thể hiện lại một cách sáng tạo và hiện đại, mang đến nhiều khám phá mới mẻ. Tác phẩm này nhận được sự đón nhận tích cực nhờ vào những đổi mới, thổi hồn vào một kịch bản văn học đã rất quen thuộc với công chúng.
Giá vé và cách mua vé xem múa rối nước tại Thăng Long
Giá vé và cách xem múa rối nước tại Nhà hát Múa rối Thăng Long thường dao động tùy theo loại ghế và thời điểm. Dưới đây là thông tin về giá vé và cách xem múa rối nước. Đầu tiên về giá vé thì có 2 mức giá như sau:
- Ghế thường: khoảng 60.000 – 100.000 VNĐ.
- Ghế VIP: khoảng 200.000 – 300.000 VNĐ.
Về mua vé thì có 2 cách như sau:
- Mua vé trực tiếp: Bạn có thể đến quầy vé tại Nhà hát để mua vé trước giờ biểu diễn.
- Mua vé online: Một số trang web hoặc ứng dụng bán vé có thể cung cấp dịch vụ đặt vé trực tuyến.
- Thời gian biểu diễn: Vở diễn thường diễn ra vào buổi tối và một số buổi chiều. Bạn nên kiểm tra lịch diễn trên trang web chính thức của Nhà hát để biết thời gian cụ thể.
- Nên đến sớm để có chỗ ngồi tốt và thưởng thức không khí trước khi vở diễn bắt đầu.
- Kiểm tra các chương trình đặc biệt hoặc sự kiện để có trải nghiệm thú vị hơn.
𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌
Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 02439.99.89.79
Hotlines:0867.664.442 – 0867.664.446
Email: info@sinhtour.vn