Chùa Bổ Đà – Nét đẹp cổ kính và thanh tịnh tại Bắc Giang

Chùa Bổ Đà làm một ngôi chùa cổ nằm trên dãy Bổ Đà Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là một danh lam cổ tự nức tiếng thuộc vùng Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà lưu giữ những giá trị Phật giáo đặc sắc và đồng thời là nơi chôn giữ tro cốt của hơn 1000 vị cao tăng hơn 300 năm trước. Nét đẹp cổ kính và thanh tịnh của chùa Bổ Đà khiến nơi này xứng đáng là một địa điểm bạn nên tham quan khi tới Bắc Giang.

Giới thiệu về Chùa Bổ Đà

“Bốn bề phong cảnh lạ thay

Bồng Lai kia cũng thế này mà thôi”

Đó là hai câu thơ thay cho lời cảm thán mà người xưa dành cho chùa Bổ Đà thuộc huyện Bắc Giang ngày nay. Có lẽ đây là lời cảm thán bằng thơ với mục đích nhấn mạnh rằng sẽ chẳng có bất cứ một từ ngữ nào miêu tả được vẻ đẹp bình yên, ẩn tĩnh và có phần huyền bí của ngôi chùa có tuổi đời nghìn năm này. đến chùa Bổ Đà, du khách như lạc vào chốn bồng lai, cõi tiên phật mà chẳng dính chút bụi trần nào.

Giới thiệu về Chùa Bổ Đà
Giới thiệu về Chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà hay còn có một vài tên gọi khác như chùa Bổ, chùa Tam Giác, chùa Tứ Ân, Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự là một quần thể chùa nằm ở chân núi Phượng Hoàng. Chùa thuộc địa phận thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Không nổi tiếng về mặt du lịch như những ngôi chùa Bái Đính, Tam Chúc, Ba Vàng hay Yên Tử… nhưng chùa Bổ Đà lại thu hút du khách bởi sự cổ kính và linh thiêng của một trong những ngôi chùa cổ nhất vùng Kinh Bắc. Vị trí của chùa mang sự hài hòa về mặt phong thủy khi nhìn sông, tựa núi và ngàn thông bao bọc… Điều đó càng khiến chùa Bổ Đà toát lên vẻ thoát tục, linh thiêng hiếm nơi nào sánh được.

Lịch sử và ý nghĩa của Chùa Bổ Đà

Theo như nhiều tư liệu lịch sử thì chùa Bổ Đà được xây dựng lần đầu tiên vào nhà lý. Luận điểm này có phần hợp lý bởi dưới triều đại nhà Lý thì đạo Phật trở nên rất phát triển và rất nhiều ngôi chùa được vua cho xây dựng. Tiếp theo đó thì tới thời Hậu Lê (Lê Trung Hưng) thế kỉ XVII, chùa tiếp tục được mở rộng, trùng tu và công cuộc này tiếp diễn thêm ở những triều đại về sau. Chùa Bổ Đà trở thành ngôi chùa linh thiêng như ngày hôm nay thì trụ trì ngôi chùa này là ngài Phạm Kim Hưng đã có công lao rất lớn trong việc trùng tu, xây dựng chùa theo Thiền phái Lâm Tế.

Lịch sử và ý nghĩa của Chùa Bổ Đà
Lịch sử và ý nghĩa của Chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà ngày nay là nơi lưu giữ những hiện vật quý giá liên quan tới Phật Giáo. Trong đó phải nói tới bộ kinh Phật khắc năm 1740 đời vua Lê Cảnh Hưng được khắc bằng 3 thứ tiếng gồm: Hán, Nôm và Phạn. Các ván kinh trong kho mộc bản tại chùa Bổ Đà dài khoảng 45cm, rộng 22cm và dày 2,5cm hoặc dài 60 cm rộng 25cm, những ván kinh khổ lớn 150x30x2,5.

Trên những bản khắc gỗ này chính là những giá trị về triết lý, tư tưởng của đạo Phật. Không chỉ mang mỗi giá trị về kiến thức mà những đường nét, hình khối, họa tiết tinh xảo ở trên các bộ kinh Phật khắc này còn thể hiện tay nghề nghệ thuật của các nghệ nhân. Rất nhiều hình trong đó miêu tả về Phật Tổ Như Lai, Quan Thế Âm Bồ Tát, các vị La Hán… Tất cả đều là những tài liệu vô cùng quý giá về Phật Giáo Việt Nam.

Kiến trúc độc đáo của Chùa Bổ Đà

Khác với đại đa phần những ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc, chùa Bổ Đà lại có lối kiến trúc khác biệt và độc đáo. Lối thiết kế của chùa là “nội công ngoại quốc” và vì vậy mà chùa có phần thanh tịnh, u linh hơn bao giờ hết. Chùa Bổ Đà hiện tại là một công trình với cả thảy 16 tòa nhà lớn nhỏ, tổng 92 gian với đầy đủ nhiệm vụ như tạo soạn, nhà tổ, nhà pháp, nhà khách, toà tam bảo,…

1. Khu nội tự (chùa chính Tứ Ân)

Đây là khu vực được xây dựng sau thời kì nhà Lý, cụ thể là dưới thời vua Lê Hiển Tông, tự là Tính Ánh. Vua cùng với nhân dân địa phương đã cho xây dựng khu nội tự nhằm hàm ý răn dạy các phật tử về tầm quan trọng của việc ghi nhớ công ơn với người đã giúp mình, hay “báo đáp bốn ơn” gồm: ơn trời đất, ơn đất nước, ơn thầy, ơn cha mẹ.

Kiến trúc độc đáo của Chùa Bổ Đà
Khu nội tự (chùa chính Tứ Ân)

2. Am Tam Đức – Sự thông tuệ Trí – Đoạn – Ân

Mỗi một công trình hiện diện ở chùa Bổ Đà đêu mang một ý nghĩa khác nhau. Đối với Am Tam Đức cũng vậy và nó được xây dựng dưới triều đại vua Lê hiển Tông (1740 – 1786). Am Tam Đức đại diện cho sự thông thuệ của các đức  tính gồm: Trí đức – Đoạn đức – Ân đức. Tại đây thờ tổ Như Thị (hay còn gọi là Phạm Kim Hưng) và ông là người có công tu bổ, mở mang chùa Bổ Đà. Ông cũng thường được nhắc tới là người giày lòng hy sinh và thương người.

Kiến trúc độc đáo của Chùa Bổ Đà
Am Tam Đức – Sự thông tuệ Trí – Đoạn – Ân

3. Chùa Cao – Sự tích người tiều phu thiện lương

Chùa Cao thuở ban đầu là một gian chùa nhỏ, vách đất mái tranh. Chùa nằm trên đỉnh Bổ Đà và gắn liền với sự tích về một người tiều phu hiền lành, chăm chỉ. Người dân ở nơi này đặt tên là chùa Ông Bổ vì trụ trì Phạm Kim Hưng chính là người có công lao trong việc xây dựng chùa Bổ Đà nói chung và chùa Cao nói riêng.

Kiến trúc độc đáo của Chùa Bổ Đà
Chùa Cao – Sự tích người tiều phu thiện lương

4. Ao Miếu – Nơi đá thiêng thờ Thạch Linh

Ở khu vực thôn Hạ Lát có các khối đá lớn nằm giữa Ao Miếu… Các khối đá này được gọi là Thạch Long và tương truyền rằng các khối đá này là nơi sinh ra Thạch Linh Thần Tướng. Khi xưa khi quân giặc Man có ý định lăm le xâm chiếm biên thùy thì Thạch Linh Tướng quân đã tự nguyện xin vua xông trận. Thắng trận trở về, tướng xin ở lại đỉnh Phượng Hoàng và hóa đá. Dân chúng cũng thờ phụng các phiến đá này vì công lao của ông và hàng năm dâng hương tưởng nhớ.

Kiến trúc độc đáo của Chùa Bổ Đà
Ao Miếu – Nơi đá thiêng thờ Thạch Linh

5. Vườn tháp chùa Bổ – Vườn tháp cổ kính, rêu phong lớn nhất Việt Nam

Vườn tháp chùa Bổ là nơi gây ấn tượng lớn đối với du khách hành hương. Nơi này được mệnh danh là vườn tháp đẹp và lớn nhất cả nước. Có cả thảy 110 ngôi tháp, mộ với đủ kích thước, thiết kế khác nhau. Trong số đó, 97 ngôi tháp cổ có tuổi đài hàng trăm năm chính là nơi lưu giữ xá lỵ của 1214 tăng ni phật tử từ thiền phái Lâm Tế. Khu vực này rộng 8.000m2 và bao quanh nó là bức tường xây từ đá núi, gạch chỉ. Có lẽ chất liệu xây dựng từ đá núi Bổ Đà mà khu vườn tháp chùa Bổ sở hữu sự tĩnh mịch, uy nghiêm.

Kiến trúc độc đáo của Chùa Bổ Đà
Vườn tháp chùa Bổ – Vườn tháp cổ kính, rêu phong lớn nhất Việt Nam

Những trải nghiệm không thể bỏ qua khi tham quan Chùa Bổ Đà

1. Tìm hiểu những giá trị Phật Giáo

Trong khuôn viên chùa Bổ Đà là nơi lưu giữ những bia đá, chuông đồng, hoành phi và 39 bức tượng được đúc từ thời Hậu Lê. Tất cả chúng đều mang giá trị lịch sử, mỹ thuật thời đại Phong Kiến. Bên cạnh đó, chùa Bổ Đà còn là trung tâm đào tạo, tu hành của hàng nghìn tăng ni thiền phái Lâm Tế vùng Kinh Bắc.

Những trải nghiệm không thể bỏ qua khi tham quan Chùa Bổ Đà
Tìm hiểu những giá trị Phật Giáo

Chùa Bổ Đà cũng là chốn đất tổ và là trung tâm Phật Giáo lớn thứ 2 ở Bắc Giang. Nơi đây từng đóng vai trò truyền bá, duy trì đạo Phật mà thiền phái Lâm Tế giữ vai trò chủ đạo. Ngoài tu tập, đào tạo các tăng ni phật tử thì chùa Bổ Đà còn khắc hơn 2000 mộc bản bằng gỗ dưới triều đại vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786) và chính điều này càng làm cho Phật Giáo Việt Nam trở nên phong phú. Điều đặc biệt là dù được khắc cách đây hàng trăm năm nhưng tới hiện tại, những bản khắc mộc này đều bền đẹp, rõ nét, không mối mọt mà chẳng cần bất cứ loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc nét.

2. Chiêm ngưỡng cây di sản

Hệ thống hàng chục cây cổ thụ có tuổi đời hơn nghìn năm tuổi tại chùa Bổ Đà đã làm tôn lên vẻ đẹp của ngôi chùa này. Khi đến chùa Bổ Đà và dạo một vòng quanh chùa, bạn sẽ gặp cây đa, cây thông, cây vối… với tuổi đời lớn cùng những câu chuyện liên quan tới sự hình thành của ngôi chùa này. Chính vì những giá trị to lớn mà các cây ở chùa Bổ Đà được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là Cây di sản Việt Nam. Vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng song hành cùng những giá trị kiến trúc, văn hóa, tâm linh đặc biệt… Vì thế, nếu đến chùa Bổ Đà, hãy đặt chân tới cây di sản để cảm nhận sự bình yên tuyệt đối bạn nhé.

Những trải nghiệm không thể bỏ qua khi tham quan Chùa Bổ Đà
Chiêm ngưỡng cây di sản

3. Lễ hội chùa Bổ Đà

Dịp đầu xuân là lúc diễn ra lễ hội chùa Bổ Đà. Lễ hội này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Không có thời gian cố định cho ngày lễ này bởi nó phụ thuộc vào ngày Tết Nguyên Đán – tức ngày mồng 1 tháng 1 â lịch. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng trong năm khi năm cũ qua đi, năm mới tới. Đây cũng là dịp để người dân cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc và an lành.

Vào những ngày này, chùa Bổ Đà sẽ được trang trí lộng lẫy nên có phần khá tưng bừng. Người dân khắp nơi đổ xô về chùa để tham gia các hoạt động như cầu khấn, chiêm bái, giao lưu văn hóa cũng như cùng nhau chào đóng một năm mới sung túc, hạnh phúc.

Kinh nghiệm tham quan Chùa Bổ Đà

Vì chùa Bổ Đà là một chốn linh thiêng và tu tập nên sẽ có một vài lưu ý mà bạn cần phải ghi nhớ để chuyến tham quan được trọn vẹn:

  • Tham quan chùa Bổ Đà sẽ yêu cầu bạn phải đi bộ khá nhiều. Các nền đá và lối đi sẽ không đều và bằng phẳng nên bạn hãy đi giày thể thao để thoải mái và dễ di chuyển.
  • Khi tham gia lễ chùa, hãy giữ yên lặng để tôn trọng không gian tâm linh trong chùa. Hãy tắt điện thoại và để chế độ im lăng, không nói chuyện cười đùa để làm ảnh hưởng tới người khác.
  • Một số nơi trong chùa có thể sẽ cấm chụp ảnh và quay video, bạn hãy tuân thủ những quy định này.
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải trả tiền vé vào cửa hoặc cho các hoạt động tâm linh như lễ cúng. Hãy chuẩn bị tiền mặt và đảm bảo bạn giữ gìn ví tiền cẩn thận trong quá trình tham quan.

Có lẽ chùa Bổ Đà với những giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh cùng tuổi đời hơn 100 tuổi thì nơi này xứng đáng là một địa điểm cho những ai tìm kiếm sự bình yên và trốn những bộn bề lo toan của cuộc sống. Trước khi tới với chùa Bổ Đà, hãy dành chút thời gian trang bị cho mình những thông tin hữu ích về chùa bằng cách theo dõi Sinh Tour Việt Nam nhé.

 𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌

Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines:0867.664.442  – 0867.664.446

Email: info@sinhtour.vn

Website: http://sinhtour.vn/

 

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Chủ đề quan tâm

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446