Đền Đô Bắc Ninh một địa điểm nổi tiếng tại Bắc Ninh là một trong những di tích lịch sử có kiến trúc độc đáo mang ý nghĩa lịch sử văn hóa. Đền Đô nằm trên một vùng đất được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt” từ xưa đã nổi tiếng với văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình. Hàng năm Đền Đô đón đông đảo lượng khách đến tham quan tham quan, tìm hiểu về lịch sử. Hãy theo dõi chúng tôi để khám phá chi tiết hơn về Đền Đô nhé.
Mục lục
Giới thiệu về Đền Đô Bắc Ninh
- Địa chỉ: Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Đền Đô hay được gọi tên khác là Đền Lý Bát Đế, đâu là một quần thể mang kiến trúc độc đáo nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý, một triều đại lừng danh trong lịch sử Việt Nam. Vào năm 2014 nơi đây được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đền Đô được xây dựng vào thế kỷ XI, tưởng nhớ công lao của tám vị vua nhà Lý đã có công trong việc xây dựng bảo vệ đất nước.
Đền Đô có diện tích 31.250m2 được chia thành nội thành và ngoại thành với 20 công trình khác nhau. Trong đó phải kể đến Cổ Pháp có diện tích 180m2 đây cũng là khu vực được nhiều du khách quan tâm với 7 gian là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý như: Lý Nhân Tông, Lý Thái Tông, Lý Cao Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Huệ Tông , Lý Thái Tổ và Lý Anh Tông, mỗi một nơi đều mang đến không gian linh thiêng.
Lịch sử và nguồn gốc của Đền Đô Bắc Ninh
Đền Đô một di tích đặc biệt ghi dấu ấn sâu sắc về sự phát triển của nhà Lý, được biết đến là một triều đại phát triển hưng thịnh tại Việt Nam. Đền Đô được xây dựng vào năm XI triều vua Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn ), nhằm tưởng nhớ , tôn thờ các vị vua có công sáng lập và phát triển nhà Lý vững mạnh. Đền Đô không chỉ là nơi thờ tám vị vua nhà Lý mà nơi đây còn thể hiện được tinh thần bất khuất, kiên cường trong việc bảo vệ tổ quốc.
Lịch sử của Đền Đô được bắt đầu từ năm 1010, khi Lý Công Uẩn bắt đầu quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội) với mục tiêu là xây dựng một đất nước phồn thịnh, trường tồn, phát triển theo thời gian. Lý Công Uẩn đã cho xây dựng các ngôi đền thờ các vị tổ tiên ở Đình Bảng. Các vị vua đã phát triển, duy trì để nơi đây trở thành biểu tượng linh thiêng và là nơi ghi nhận công lao của vị vua nhà Lý, từ Lý Thái Tổ đến Lý Huệ Tông.
Đền Đô trong lịch sử đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa lại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng thêm nhiều công trình như nhà Tả Vu, Hữu Vu, và trùng tu lại các bức tượng thờ vua Lý sắc nét, linh thiêng.
Đặc biệt vào ngày 15 tháng 3 âm lịch lễ hội Đền Đô được tổ chức quy mô lớn đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công đức của các vị vua nhà Lý và quảng bá đến nhiều du khách về văn hóa truyền thống của người dân Kinh Bắc. Lúc này Đền Đô đón đông đảo du khách tham quan, cầu bình an và bày tỏ lòng thành kính, mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa của vùng đất Bắc Ninh.
Kiến trúc và phong cách của Đền Đô
Đền Đô được xây dựng từ năm 1010 thời vua Lý Thái Tổ, ngôi đền được thiết kế theo lối đặc sắc của đình, đền Việt Nam, đậm chất nhà Lý. Ngôi đền có một khuôn viên rộng lớn bao quanh xanh mát. Bên trong ngôi đền từng chi tiết được trang trí cẩn thận tỉ mỉ, các chi tiết như hoa sen, rồng uốn lượn, được chạm khắc nhẹ nhàng tinh tế, thể hiện được sức mạnh uy quyền của nhà Lý.
Di chuyển vào khu Chính điện là nơi thờ các vị vua được xây dựng trang nghiêm, linh thiêng giữa một khung cảnh yên tĩnh. Những dãy nhà ngang, hậu cung,…được sắp xếp hợp lý. Về kiến trúc và phong cách của Đền Đô có sự ảnh hưởng của Phật giáo, tất cả kết hợp lại tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng và yên tĩnh.
Các trải nghiệm khi tham quan Đền Đô
Du lịch Đền Đô du khách không chỉ tham quan kiến trúc cổ mà còn là dịp để khám phá văn hóa tâm linh khi đến vùng đất Kinh Bắc xinh đẹp.
1. Tham gia lễ hội Đền Đô
Lễ hội Đền Đô được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, được chia thành 2 phần là phần lễ và phần hội. Đầu tiên phần lễ rước kiệu được diễn ra vào 7h sáng ngày 15 tháng 3 âm lịch, lễ sẽ được rước từ chùa Ứng Tâm về Đền Đô với nhiều người dân đến tham gia vào lễ hội. Trong phần lễ rước kiệu Đền Đô sẽ bao gồm 1 Long đỉnh, 1 kiệu mẫu và 9 kiệu vua, hoạt động này thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Đến phần hội của Đền Đô cũng vô cùng hấp dẫn được nhiều du khách quan tâm, một bầu không khí náo nhiệt. Được lắng nghe giai điệu quan họ Bắc Ninh ngọt ngào tại Thủy Đình Đền Đô. Ngoài ra còn có một số hoạt động như: Đấu vật, đấu cờ tướng, cờ người, gói bánh, bóng chuyền, ca nhạc,…Nếu đã đến Đền Đô đừng bỏ qua hoạt động hấp dẫn này nhé hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những điều thú vị không thể quên.
2. Tham quan các công trình kiến trúc tại Đền Đô
Đền Đô có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc với hai khu vực chính là nội thành và ngoại thành mang kiến trúc đặc sắc. Khu nội thành sẽ có nhiều công trình độc đáo như: Cổ Pháp điện, nhà Tiền tế, hậu cung, nhà mộ bia, nhà Tả vu và nhà Hữu vu. Bên cạnh đó khu ngoại thành có kiến trúc như ; Hồ Bán Nguyệt, nhà Thủy đình, nhà Văn Chỉ, nhà Võ Chỉ,…
- Cổng Ngũ Long Môn: Khi tham quan Đền Đô đầu tiên bạn sẽ đến với cổng ngũ Long Môn một địa điểm nổi bật với hình rồng uốn lượn mang tượng trưng của sự phát triển, thịnh vượng dưới triều nhà Lý. Những nét rồng uốn lượn đặc sắc rõ nét tạo điểm nhấn đối với du khách . Khi bước qua cánh cổng này bạn sẽ thấy một chiếc lưu hương được đặt chính giữa hướng vào Phương Đình – nơi thờ vua Lý Thái Tổ. Tại đây mỗi ngày đều được thắp hương thể hiện sự tri ân, lòng thành kính của người dân đến vị vua.
- Chính điện: Đây là nơi uy nghi, linh thiêng nhất tại Đền Đồ, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, di chuyển vào bên trong là bản sao Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ và bản tuyên ngôn độc lập của vua Lý Thường Kiệt. Không chỉ có các công trình đặc sắc như cổng ngũ Long Môn, tại đây còn có Phương Đình và Chính Điện tại khuôn viên độc đáo , là dấu ấn của không gian linh thiêng và dấu ăn văn hóa lịch sử lâu đời.
- Nhà bia đền Cổ Pháp: Di chuyển hướng đông của Đền Đô chính là nhà bia tại đây sẽ là nơi ghi chép những mốc thời gian ngôi đền đã tu sửa. Du khách sẽ thấy một tấm bia lớn khoảng 2m rộng 103cm được chạm khắc rõ nét để du khách có thể thấy được. Nội dung bên trong được tiến sĩ Phùng Khắc Khoan đã ghi lại vào năm 1605 với mục đích tri ân các vị vua nhà Lý và ghi nhận những sự kiện xây dựng lại ngôi đền.
- Nhà chuyền bồng: Đến với Đền Đô không thể bỏ qua nhà chuyền bồng, tại đây bao gồm nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ và nhà để ngựa thờ được xây dựng một cách độc đáo liên kết với nhau. Kiến trúc nổi bật với 8 mái, 8 đao cong, mang đến một vẻ đẹp uy nghi, linh thiêng, sự thành kính của người dân đối với các vị vua nhà Lý.
- Bức cuốn thư Chiếu dời đô: Đây là một địa điểm check in nhiều nhất tại Đền Đô, tọa lạc tại bên phải của tiền đường một vị trí đắc địa. Cuốn thư này được làm một cách cẩn thận bằng gốm Bát Tràng một trong những tác phẩm vô cùng nổi bật tại Đền Đô. Cuốn thư này có kích thước lớn cao 3,5m và chiều rộng 8m, được biết đến là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nền của cuốn thư là một màu vàng nổi bát với những dòng chữ Hán màu đen ghi chép lại nội dung Chiếu dời đô của nhà vua Lý Thái Tổ.
- Thủy Đình: Sau khi tham quan làm lễ xong bạn có thể đến với hồ bán nguyệt, một hồ nước tĩnh lặng bao quanh là khung cảnh thiên nhiên. Thủy Đình được thiết kế đặc biệt với chiếc mái làm bằng gỗ lim, 5 gian, điểm nhấn là chiếc mái cong 8 mái và 8 đao sắc nét, tinh tế trong từng đường nét. Nơi đây được chạm khắc nhẹ nhàng, đây cũng là nơi mà bạn có thể em biểu diễn múa rối nước, khiến nơi đây được nhiều du khách yêu thích.
3. Tận hưởng không gian thanh tịnh
Nằm giữa một không gian xanh mát của ngôi làng Đình Bảng, ngồi đền mang đến cho du khách một cảm giác an yên, nhẹ nhàng một bầu không khí thanh bình khi bước vào ngôi đền.Du khách có thể tham quan ngôi đền vào mùa thu đôi là lúc thích hợp thời tiết mát mẻ dễ chịu. Một khung cảnh nhẹ nhàng giúp bạn thoát khỏi ồn ào náo nhiệt của cuộc sống. Du khách làm lễ dâng hương mong những điều tốt lành sẽ đến tìm lại sự yên tĩnh trong tâm hồn.
Kinh nghiệm tham quan Đền Đô
Đền Đô là một địa điểm mang tính linh thiêng, tâm linh quan trọng, để giữ gìn một không gian yên tĩnh và trang nghiêm bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm quan trọng như sau:
- Nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo nhẹ nhàng, màu sắc không nổi bật, áo dài tay, quần hoặc váy dài. Tránh những bộ đồ phản cảm hở hang khi đến đền
- Bạn nên chuẩn bị một mâm lễ đơn giản khi đến Đền và dâng lễ theo hướng dẫn của người trong đền
- Không nên kẹp tiền nên các bức tượng hoặc những nơi đã ghi bảng cấm để tiền lên tượng. Nếu bạn muốn công đức vào đền hãy đến hòm công đức.
- Khi vào đền hạn chế nói cười to gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và tắt chương điện thoại
- Nên giữ gìn vệ sinh khi vào đền không xả rác bừa bãi gây mất thẩm mỹ
- Khi tham gia vào lễ hội Đền Đô bạn cần chú ý bảo quản đồ trang sức và những đồ vật có giá trị lớn tránh những trường hợp mất cắp
- Không nên sở vào những bức tượng tránh gây hỏng các vật có giá trị
- Trước khi đi hãy xem trước thời tiết và thời gian đóng mở cửa của ngôi đền
Bài viết trên đây của Sinhtour đã chia sẻ về Kinh nghiệm tham quan Đền Đô Bắc Ninh từ A – Z. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm cho chuyến đi sắp tới, dành cho những ai muốn hiểu thêm về lịch sử, văn hóa. Du lịch Đền Đô bạn không chỉ có cơ hội trải nghiệm văn hóa mà còn khám phá thêm nhiều ngôi đền, chùa cổ tại Bắc Ninh. Hãy theo dõi chúng tôi để khám phá được nhiều địa điểm nổi tiếng tại Bắc Ninh hơn nhé.
𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌
Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 02439.99.89.79
Hotlines:0867.664.442 – 0867.664.446
Email: info@sinhtour.vn
Website: http://sinhtour.vn/
Câu chuyện về những cuộc hành trình mới sẽ được chúng tôi gửi gắm đến mỗi khách hàng thân yêu bằng tất cả tinh thần và sự nhiệt huyết của người phục vụ tận tâm. Mỗi chuyến đi là “hành trình của sự trở về” với những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hoá truyền thống, những nụ cười và ánh mắt chứa chan của những con người chân chất thật thà nơi miền ngược. Dải đất hình chữ S có bao điều khám phá còn đang dang dở. Bằng tất cả sự trung thực với những giá trị sẵn có. Sinhtourvn luôn cam kết đưa đến quý khách hàng những sản phẩm du lịch uy tín và chất lượng nhất có thể với mức giá thành phù hợp nhất với mỗi lựa chọn của quý khách hàng. Hãy để chúng tôi Sinhtour.vn được đi cùng với bạn bằng sự gắn kết nhiệt thành và lòng hào sảng vốn có. Cảm ơn vì sự tin yêu !