Du lịch Sapa tháng 2 sẽ sẽ khiến du khách có nhiều trải nghiệm mới lạ. Những phiên chợ vùng cao những ngày cận tết Nguyên đán, Những loài hoa đặc trưng nhất của vùng đất Sapa như hoa mận, hoa mơ, hoa đào và cả hoa ban cũng nở rộ vào tháng 2 hàng năm. Tất cả những điều đó là một trải nghiệm khó quên dành cho du khách tới với Sapa vào dịp tháng 2…
Xem ngay: Kinh nghiệm du lịch Sapa
Mục lục
Thời tiết ở Sapa tháng 2
Đặc trưng thời tiết Sapa vào những ngày cận tết sẽ lạnh hơn bất kì tháng nào tại Sapa. Nhiệt độ dao động từ -4 độ C đến 10 độ C. Vì thời tiết như vậy cho nên du khách đến với Sapa những dịp này có rất nhiều lý do khác nhau: Người đi ngắm hoa đào, người đi chợ vùng cao, người đi săn tuyết tại Sapa và cũng có người lên để tham dự những phiên chợ tình vào những ngày cuối hoặc đầu năm ở nơi đây.
Thời tiết là điều tất yếu để tạo nên cho Sapa một khung cảnh đẹp, lãng mạn và nên thơ đối với những du khách yêu “Xứ lạnh”. Hàng năm vào những ngày này có những đợt không khí lạnh âm 1 đến 2 độ C thì Sapa lại đón những du khách từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh bay ra để lên tới nơi đây săn tuyết. Tất cả những du khách đều mong muốn một lần trong đời được chụp ảnh với cảnh tuyết rơi tại Sapa, được hoà mình với những hạt tuyết trắng với những bộ trang phục đại hàn được chuẩn bị kĩ trước khi lên với “Xứ lạnh”.
Tham khảo ngay: Đi du lịch sapa mùa nào đẹp nhất?
Một trong những điểm đáng lưu ý khi đi du lịch Sapa vào những ngày có tuyết là du khách phải chuẩn bị rất nhiều trang phục đại hàn, ngay cả bao chân và bao tay cùng với những chiếc mũ len sẽ giúp cho du khách giữ được ấm hơn. Đặc biệt những chiếc máy ảnh cá nhân sẽ tô điểm thêm cho chuyến đi nhiều bức hình đẹp mỗi khi đặt chân đến Sapa săn tuyết.
Du lịch Sapa tháng 2 có gì đẹp?
Đó cũng là câu hỏi mà rất nhiều du khách đã hỏi chúng tôi trong nhiều năm qua. Đến với Sapa tháng nào cũng đẹp. Nhưng ở mỗi tháng đều có những nét đặc trưng riêng để tạo nên một sắc màu Sapa rất phong phú và đa dạng.
Ngắm chợ phiên vùng cao
Chợ phiên vùng cao là một nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tại vùng Tây bắc và Đông Bắc. Chợ phiên được mở ra nhằm phục vụ việc trao đổi hàng hoá giữa các gia đình các dân tộc tại Sapa. Các hộ gia đình cách nhau rất xa (Mỗi gia đình là một quả đồi) họ sinh sống nhờ vào việc canh tác tại các nương, dãy… Mỗi gia đình đều có những sản vật riêng như: Lúa, đỗ, củ cải đỏ, lợn rừng, gà đen… khi tham dự những phiên chợ họ cùng nhau mang những sản phẩm mà gia đình mình đang dư thừa tới chợ để bán hoặc trao đổi với người nào đó về những sản phẩm gia đình họ đang cần. Những thanh niên đang tuổi lấy vợ, lấy chồng sẽ đi chợ giống như một ngày hội để họ có thể giao lưu cùng với nhau nhân những ngày được nghỉ ngơi sau những buổi đi nương nhiều vất vả. Chợ vùng cao được họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Có những nhà ở xa sẽ đi chợ trước đó 1 đến 2 ngày và thậm chí 3 ngày. Ngày nay khi phương tiện giao thông đã có đủ thì chỉ cần đi vào buổi sáng hoặc chiều hôm trước sau đó tham dự vào sáng hôm chủ nhật.
Tới chợ vùng cao vào thời điểm tháng 2 du khách thấy được những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào người H’Mong, Người Hà nhì, người Dáy tại nơi đây. Những ngày cuối năm mặt hàng chủ yếu tại Sapa đó là những cành đào rừng được những người đàn ông nhỏ con của đồng bào người H’Mong lên những vách đá chặt về để bán cho những thương lái mang về miền xuôi bán lại cho những người thích chơi đào rừng mỗi dịp tết đến xuân về. Du khách đến Sapa vào những dịp cận tết cũng mong muốn sở hữu một cành đào rừng mang về cắm lên ban thờ giống như một món quà vô giá khi hành trình du lịch Sapa vào cuối năm.
Những món ăn đặc trưng cũng được bán tại các chợ vùng cao tại Sapa. Thưởng thức ẩm thực bản địa tại chợ mới chính là hình thức trải nghiệm khôn ngoan của những vị khách du lịch bởi đây là nơi người bản địa giao lưu văn hoá ẩm thực với nhau mang nét đặc trưng nhất. Tới đây chúng ta có thể thưởng thức các món như Thắng cố, Mèn mén, bánh cuốn chả nước, phở vùng cao… Tất cả tạo nên một nét riêng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Điều quan trọng nhất của du khách khi tham dự những phiên chợ này vào những dịp cuối năm là “sắc màu tộc người”. Rất nhiều đu khách cảm thấy thích thú khi 100% những người đồng bào tại nơi đây vẫn còn giữ được những bộ trang phục đặc trưng của dân tộc họ khi đi chợ. Đi chợ là đi hội vì vậy những bộ trang phục đặc trưng nhất, đẹp nhất họ sẽ mặc mỗi dịp như vậy.
Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979
Ngắm hoa Anh Đào, Hoa Đào, Hoa Lan, Hoa Mơ, Hoa Mận
Những loài hoa đặc trưng nhất của Sapa sẽ được nở vào những ngày này nếu du khách có dịp du lịch ở thời điểm tháng 2. Du khách thấy khắp nơi dọc bờ hồ sapa, dọc đường đi cũng như bên cạnh những khu chợ đâu đâu cũng thấy những loài hoa nở ngợp trời. Tạo nên một khung cảnh nên thơ đối với những ai yêu thiên nhiên và những loài hoa. Đây cũng là những nguồn cảm hứng rất lớn thu hút một lượng lớn khách du lịch là các nhiếp ảnh gia săn ảnh hoa tại Sapa mỗi dịp tết đến xuân về.
Săn mây tại Fansipan 3143m
Vào thời điểm này du khách sẽ thấy rất nhiều hình ảnh được các nhiếp ảnh gia đăng tải khi đỉnh Fansipan lúc nào cũng có băng tuyết bao phủ. Nơi đây và thời điểm này cũng là lúc tỉ lệ biển mây trên đỉnh Fansipan rất nhiều những ngày nắng. Du khách lên thăm đỉnh Fan đứng trên biển mây và cảm nhận con người thật nhỏ bé với thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam.
Một số địa điểm khi đi du lịch tháng 2 không thể bỏ lỡ?
Bản cát cát
Khi tới Sapa chúng ta không quên được những cung đường trekking tại nơi đây đặc biệt là những bản làng của đồng bào người H’Mong đen – Bản Cát Cát. Cách trung tâm thị trấn khoảng 3km đi bộ dọc tuyến đường Fansipan chúng ta sẽ đến với bản Cát Cát. Mua vé 80.000 VND/ng du khách sẽ vào thăm bản. Trước khi vào bản các du khách hảo tâm sẽ mua chút quà là những chiếc bánh kẹo để dọc đường đi chia sẻ cùng với các bạn nhỏ ở nơi đây.
Đi bộ dọc theo bản du khách sẽ thấy rất nhiều cửa hàng nhỏ bày bán những sản vật địa phương như: Đá, Bạc, lược sừng trâu, thổ cẩm… Những sản phẩm đặc trưng này do chính tay người H’Mong tạo ra sau đó chuyển đến các cửa hàng tại đây. Du khách tới đây hay mua về làm quà hoặc làm kỉ niệm cho chuyến đi của mình.
Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979
Tới bản Cát Cát chúng ta cùng nhau khám phá những ngôi nhà truyền thống có vài trăm năm tuổi tại nơi đây. Phía bên trong nhà treo rất nhiều ngô sau vụ thu hoạch lên nóc nhà, hiên nhà để ăn dần. Trong nhà bao giờ cũng có một cái bếp lớn (Nó là linh hồn của ngôi nhà) không thể thay thế hoặc bỏ đi được. Băng qua những bậc thang bằng đá du khách sẽ thấy một con suối lớn với chiếc Cầu tình yêu do nhiều người thợ lành nghề đã cùng nhau tạo ra nó để du khách có thể băng qua con suối một cách dễ dàng để đi sang bên kia nơi có nhà máy thuỷ điện do người pháp để lại. Tại đây cùng nhau đắm mình vào những điệu múa, tiếng khèn của người bản địa qua chương trình biểu diễn trong nhà máy thuỷ điện còn sót lại. Những guồng nước trên suối cùng với con thác lớn dưới thung lũng. Tất cả tạo cho du khách một cảm giác nên thơ, thư thái khi tham quan bản cát cát.
Một trải nghiệm đáng kể đến là trang phục đồng bào H’Mong tại đây. Du khách có thể thuê những chiếc váy xoè của đồng bào nơi đây để chụp với những cảnh sắc đặc trưng lưu lại trong chuyến đi: Guồng nước, nhà máy thuỷ điện, Thác, Cầu tình yêu hoặ là nhà cổ của người H’Mong…
Công trời Ô QUÝ HỒ
Cổng trời Sapa nằm giữa danh giới Lai châu và Lào cai. Nơi đây cũng là đỉnh của một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc – Ô Quý Hồ. Theo người xưa thì Ô Quý Hồ là tên một loài chim quý trên dãy Hoàng Liên Sơn. Nhưng loài chim này không còn nữa cho nên người ta đã đặt tên cho con đèo trải dài 50km này mang tên Ô Quý Hồ. Ở độ cao 1.900m so với mực nước biển thì nơi đây quanh năm mát mẻ. Vào những ngày tháng 2 thì băng tuyết cũng có rất nhiều ở đỉnh đèo.
Tới đỉnh đèo chúng ta cùng nhau tham quan khu vực khu du lịch cổng trời Ô Quý Hồ với nhiều công trình độc đáo được tạo ra. Giá vé 80.000VND/ người để có thể checkin tại đây. Chúng ta bắt gặp những hình ảnh tại Bali, những công trình mang kiến trúc Việt Nam tại nơi đây. Từ điểm này chúng ta có thể ngắm được phần lớn con đèo dài 50km.
Nhà thờ đá Sapa
Nằm ngay sân quảng trường trung tâm của Sapa chúng ta bắt gặp một hình ảnh đặc trưng với bất kì du khách nào khi đặt chân đến Sapa. Nhà thờ đá Sapa được xây dựng từ thời pháp thuộc cùng với gần 200 căn biệt thự đá (Ngày nay chỉ còn lại vài căn trong khách sạn công đoàn Sapa).
Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979
Chợ tình Sapa
Chợ tình Sapa được họp vào tối thứ 7 hàng tuần. Mỗi khi du khác tới đây vào dịp cuối tuần thì tại sân quảng trường sẽ diễn ra những phiên chợ tình là sự giao lưu giữa những thanh niên trai gái người đồng bào thiểu số tại Sapa. khoảng 8 giờ tối các nam thanh nữ tú tại Sapa cùng nhau tập trung tại khu vực quảng trường để giao lưu múa hát. Trai thổi khèn, nữ múa những điệu múa uyển chuyển của người H’Mong. Họ trao cho nhau những ánh mắt, nụ cười dưới những ánh trăng và trước sự cổ vũ nhiệt thành của những du khách khi tới nơi đây. Đây cũng là một nét văn hoá không thể thiếu được tại Sapa mỗi dịp cuối tuần.
Xem thêm: 25+ địa điểm du lịch Sapa nhất định phải trải nghiệm 2023
Ăn gì khi đi du lịch Sapa vào tháng 2?
Thắng cố
Là món ăn đặc trưng của đồng bào vùng ở những phiện chợ hoặc gia đình có công việc. Thắng cố được làm từ phần nội tạng của Ngựa. Sau khi được loại bỏ 1 số tạp chất sẽ cho vào chiếc vạc lớn để nấu tất cả cùng với nhau sau nhiều giờ. Thắng cố có lớp mỡ dày ở bên trên mặt sau khi được nấu xong và có mùi thum thủm của phân non con ngựa.
Ngày nay khi du lịch phát triển để hợp khẩu vị hơn với những thực khác các nhà hàng tại Sapa đã chế biến kĩ hơn để du khách dùng ngon miệng hơn. Đến Sapa nếu chưa một lần thưởng thức Lẩu thắng cố chấm với tương ớt Mường khương thì chưa được gọi là thực khách tại nơi đây. Trên bàn tiệc thắng cố thường có những món ăn thêm như: Rau ngọn su, Cải mèo, Nấm, Bắp cải, Tương ớt Mường khương dùng để chấm, Bánh phở, Khoai tây chiên và đặc biệt là Rượu táo mèo. Một nồi lẩu thường có giá từ 400.000 VND/2Người.
Một số nhà hàng chế biến thắng cố ngon tại Sapa như: Thắng cố A Quỳnh, Nhà hàng rừng xanh, Nhà hàng Asimo…
Cá Hồi, Cá Tầm
Là món không thể thiếu được khi du khách về tới Xứ Lạnh Sapa vào những dịp cuối năm. Cá hồi sống ở cùng nước lạnh như ở Sapa, Y Tý và rất nhiều nơi khác quanh khu vực này. Điểm nuôi cá nhiều lớn nhất ở khu vực Sapa đó là thác Bạc.
Cá hồi, Cá Tầm có thể chế biến được rất nhiều món như: gỏi Cá Hồi, Lẩu cá Hồi hoặc Lẩu cá Tầm, Cá Tầm rang muối… Tất cả tạo nên một món ăn đặc trưng khi du khách về với mảnh đất Sapa.
Chúng ta có thể thưởng thức ở bất kì nhà hàng nào tại Sapa. Nhưng nhiều du khách thích dùng nhất ở khu vực chân Thác Bạc nơi nuôi cá hồi cá tầm…
Đồ Nướng Bờ Hồ
giống như địa điểm ăn uống không thể thiếu được khi màn sương mù phủ xuống tại Sapa. Nhiều thực khách đã lựa chọn những quán nướng vỉa hè bên bờ hồ Sapa để thưởng thức hàng trăm loại đồ nướng tại nơi đây. Tự tay chọn những món đồ ăn mà chúng ta yêu thích sau đó chủ quán sẽ nướng và phục vụ thực khách một cách chu đáo nhất, ăn kèm với loại rau chua và một số rau thơm chấm cùng với tương ớt mường khương. Chúng hoà quện với nhau bên tiết trời se lạnh ở sẽ khiến thực khách trở nên ngon miệng hơn.
Địa chỉ có thể dùng đồ nướng: Bên cạnh ngân hàng Agribank vào buổi tối các ngày trong tuần. Nếu du khách nào không chịu được lạnh có thể ngồi trong các cửa hàng phía sau nhà thờ.
Xem thêm: Ăn gì ở Sapa? 10 món ăn ngon ở Sapa nên thưởng thức khi tới
Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979
Gợi ý một số tour du lịch sapa tháng 2
Sinhtour trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những tour du lịch đi Sapa khởi hành hàng ngày như sau:
Xem danh sách tour ƯU Đãi:
- Tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm
- Tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm
- Tour du lịch Sapa 4 ngày 3 đêm
- Tour du lịch Sapa 5 ngày 4 đêm
Hành trình khám phá thị trấn Sapa luôn mang lại cảm giác thích thú cho du khách, tuy nhiên vào dịp tháng 2 đầu năm du khách sẽ có một cảm nhận rất khác khi ghé thăm thị trấn. Hi vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp bạn đọc có kế hoạch cho chuyến hành trình du lịch Sapa vào dịp đầu năm được suôn sẻ.
Câu chuyện về những cuộc hành trình mới sẽ được chúng tôi gửi gắm đến mỗi khách hàng thân yêu bằng tất cả tinh thần và sự nhiệt huyết của người phục vụ tận tâm. Mỗi chuyến đi là “hành trình của sự trở về” với những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hoá truyền thống, những nụ cười và ánh mắt chứa chan của những con người chân chất thật thà nơi miền ngược. Dải đất hình chữ S có bao điều khám phá còn đang dang dở.
Bằng tất cả sự trung thực với những giá trị sẵn có. Sinhtourvn luôn cam kết đưa đến quý khách hàng những sản phẩm du lịch uy tín và chất lượng nhất có thể với mức giá thành phù hợp nhất với mỗi lựa chọn của quý khách hàng. Hãy để chúng tôi Sinhtour.vn được đi cùng với bạn bằng sự gắn kết nhiệt thành và lòng hào sảng vốn có. Cảm ơn vì sự tin yêu !