Khám phá du lịch Hoa Lư Tứ Trấn Ninh Bình

Hoa Lư Tứ Trấn là cách gọi trong dân gian nói về tín ngưỡng thờ những vị thần cai quản trấn giữ bốn hướng của Cố đô Hoa Lư là: Hướng Nam, hướng Bắc, hướng Tây và hướng Đông. Những vị thần này có công lao và vai trò rất lớn trong việc giữ yên vùng đất Hoa Lư xưa và che chở bảo vệ cho người dân nên được người dân địa phương tôn thờ và đưa vào trở thành tín ngưỡng dân gian truyền thống của vùng đất Ninh Bình.

Xem ngay: Tour du lịch Ninh Bình trọn gói các dịch vụ dành cho bạn

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Giới thiệu về Hoa Lư Tứ Trấn

Quá trình hình thành

Theo dư địa chí Ninh Bình, không gian văn hoá Hoa Lư tứ trấn là khái niệm chỉ vùng văn hoá kinh đô Hoa Lư được giới hạn trong tầm ảnh hưởng của bốn ngôi đền thiêng thờ các vị Thần, Thánh trấn giữ bốn hướng chính vào kinh thành xưa (nay còn gọi là cố đô Hoa Lư). Bốn ngôi đền chính của Hoa Lư tứ trấn: Đông – Tây – Nam – Bắc lần lượt là đền Thiên Tôn, đền Cao Sơn, đền Quý Minh và đền Thánh Nguyễn.

Khu vực quần thể di sản thế giới Tràng An đã được những nhà khảo cổ học nghiên cứu về thời tiền sử đã khẳng định có một truyền thống cư trú của người tiền sử ở Tràng An, một truyền thống sử dụng vùng đất, vùng biển của người tiền sử với nhiều nền văn hoá tiếp nối một cách liên tục kéo dài tới hơn 30,000 năm. Vào thế kỷ thứ 10, sau khi xây dựng lên Kinh đô Hoa Lư , thung lũng Tràng An được người dân nước Việt đắp thành phục hưng văn hoá làm tiền đề hun đúc nên nền văn minh Đại Việt nở rộ tại Thăng Long – Hà Nội.

Bản đồ Hoa Lư tứ trấn
Bản đồ Hoa Lư tứ trấn

Mảnh đất Tràng An trải qua bao thăng trầm của lịch sử biến động, biến đổi của tự nhiên, những hiện tượng lạ từ núi rừng đã khiến cho không ít người không khỏi nhạc nhiên, kinh ngạc, những câu chuyện được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tất cả đã được chắt lọc, được thiêng liêng hoá nhưng vô cùng gần gũi và xác thực về truyền thuyết của những vị thần hoá thân thành những vị tướng giúp dân đánh giặc cứu nước. Chẳng hạn như câu chuyện về thần Cao Sơn tìm ra cây bang chứa bột gạo giúp dân cứu đói. Thần Khổng Lồ tạo ra sông núi, sau này hoá kiếp đầu thai thành Nguyễn Minh Không tài năng, đức độ đã gây dựng vườn thuốc sống Sinh Dược tại chùa Bái Đính chữa bệnh cứu người, gom đồng đúc chuông dựng nhiều chùa thờ Phật, khi tu thiền đắc đạo có thể đi mây về gió, niệm chú cho chim lạ rơi xuống đất, ngả nón làm thuyền vượt sông cả, cho cả kho đồng nước Tống vào túi để đem về đúc nên tứ đại khí, thò tay vào vạc dầu đang sôi vớt hàng trăm chiếc kim chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông, hay Thần Thiên Tôn nằm tại cửa ngõ phía Đông , hoặc đền thờ Thần Khổng Lồ tại cửa ngõ ở phía Bắc.

Mảnh đất Ninh Bình là nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử văn hoá gắn liền với những truyền thuyết dân gian từ những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian một cách ly kỳ và hấp dẫn.

Khám phá du lịch tâm linh hấp dẫn trong Tour Ninh Bình 3 ngày 2 đêm 

Phân bố các di tích thờ 4 vị thần

Nếu như Thăng Long tứ trấn chỉ bốn ngôi đền giữu vững bốn phía của kinh thành Thăng Long Hà Nội thì Hoa Lư tứ trấn lại chỉ đến bốn vị thần được trấn trạch bốn hướng của kinh thành Hoa Lư xưa. Không gian văn hoá Hoa Lư trải đều trong không gian bao bọc kinh đô với nhiều ngôi đền cùng thờ một vị thần trấn trạch. Ví dụ như Thần Thiên Tôn trấn trạch hướng Đông thì có tới 7 nơi thờ tất cả, hay thần Quý Minh trấn giữ khu vực phía Nam có tới 15 nơi thờ tự, Thần Cao Sơn có tới 14 và Đức Thánh Nguyễn thì là 23 nơi thờ.

Hoa Lư tứ trấn cũng có những nét tương đồng với Thăng Long Tứ trấn. Đó chính là ở các đối tượng được thờ ở những vùng văn hoá này. Cả hai nơi đều thờ những vị Thần tượng trưng cho sức mạnh thiên nhiên, Thánh là nhân vật lịch sử có thật với công lao phi thường được nhân dân phong thánh. Cả hai nơi đều thờ Thần Cao Sơn có nguồn gốc phát tích ở Phụng Hoá (Nho Quan, Ninh Bình). Thần Thiên Tôn và Thần Trấn Vũ là những vị thần xuất xứ từ phương Bắc đến, thần Bạch Mã và thần Quý Minh là những vị thổ thần.

Cửa ngõ bốn hướng của kinh thành Hoa Lư xưa được bao bọc bởi bốn phía Đông Tây Nam Bắc đều là những ngôi đền thờ các vị thánh được lưu truyền trong dân gian từ lâu.

1. Hướng Đông có thần Thiên Tôn

Tại đây có Động Thiên Tôn ( thuộc thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư) và Núi Cánh Diều ( Phường Thanh Bình, Thành phố Ninh Bình), Làng Đại Phong ( Nam Bình, Ninh Bình), Đình Hàng Tổng (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư), Làng Yên Cư ( Khánh Cư, Yên Khánh, Chùa Phong Phú ( Ninh Giang, Hoa Lư)…

Tương truyền vào khoảng thế kỷ X, trước khi đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vậy vào tế lễ trong động để mong được thần giúp đỡ đánh tan các sứ quân khác. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng chọn mảnh đất Hoa Lư làm nơi đóng đô, ông đã cho xây nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài để làm nơi tiếp những sứ thần từ nước khác đến trước khi vào kinh đô.

Theo thần tích, Thần Thiên Tôn là vị thần nguyên là hoàng tử do hoàng hậu nằm mộng thấy nuốt mặt trời có thai rồi sinh ra ngài vào ngày mồng 3 tháng 3 năm khai hoàng thứ 25 ( tức năm 625) gọi là Huyền Nguyên. Khi lớn lên hoàng tử dũng mãnh hơn người. đi khắp thiên hạ, vào núi Dũng Dương (Hoa Lư) tu luyện 42 năm, khi đắc đạo thì có thể bay lượn, biến hoá khôn lường, trừ ta ma quỷ quái. Ngọc hoàng đã ban cho thanh kiếm Tam thai Thất Tình và phong làm Bắc phương Trấn Vũ đại tướng quân. Sau này phóng gươm ở núi Cánh Diều mà hoá. Năm 938 Cao Đô Đường Thái Sư xây đền ở cửa Động Thiên Tôn, tạc tược tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa rắn và ban sắc phong là An quốc hoàng đế. Ở phía Đông của Cố đô Hoa Lư có 7 nơi thờ thần là Bích Đào, Đại Phong, Yên Cư của huyện Yên Khánh, Lực Giá và Phsu Gia của huyện Gia Viễn đều thuộc Ninh Bình.

Hướng Đông có thần Thiên Tôn
Hướng Đông có thần Thiên Tôn

Như vậy có thể nói nguồn gốc của thần Thiên Tôn là tại vùng đất Hoa Lư. Đều là những vị thần đại diện cho các sức mạnh siêu nhiên của trời đất và núi được thờ tại các cửa ngõ để bảo vệ kinh đô theo quan niệm của người xưa. Toàn cảnh khu vực động – chùa Thiên Tôn ẩn chứa trong mình những kiến trúc cổ kính và hài hoà với thiên nhiên.

Động Thiên Tôn bao gồm có 2 hang chính: gọi là Hang ngoài và Hang Trong. Ngay cửa hang Trong có một Long Đĩnh bằng đá xanh xung quanh đều chạm khắc rồng mây. Phía bên trong toà Long Đĩnh chỉ đặt một tượng Thiên Tôn bằng đồng đứng trên lưng rùa. Tượng được trang trí rất nhiều màu sắc sặc sỡ. Hai tay của vị thần để trước ngực nắm kiếm thần, chống mũi xuống lưng rùa.

2. Hướng Tây có thần Cao Sơn

 Vùng đất Nho Quan- Tam Điệp chính là những huyện thuộc cửa ngõ Phía Tây của Kinh đô Hoa Lư nổi bật với các ngôi đền thờ Thần núi Cao Sơn như: đền Láo ( Văn Phú, Nho Quan), đền Sơn Thần (Gia Thuỷ, Nho Quan), đền Cao Sơn (Khu núi chùa Bái Đính), đình Hương Thịnh ( Phú Lộc, Nho Quan, đền Vô Hốt ( Lạc Vân, Nho Quan), Miếu Cao Sơn ( Kỳ Phú, Nho Quan), đền núi Hầu ( Yên Thắng, Yên Mô) đền Quèn Thờ ( Đông Sơn, Tam điệp). Một số nơi khác còn thờ Cao Sơn với vai trò là một tướng của Đinh Bộ Lĩnh.

Theo như thần phả các đền thờ Cao Sơn ở vùng núi đá Phía Tây Ninh Bình như đền Láo ở xã Văn Phú, Nho Quan, đền núi Hầu ( Yên Thắng, Yên Mô), đền Quèn Thờ ở Tam Điệp, hay đền Cao Sơn ở khu vực núi chùa Bái Đính thì Cao Sơn Đại Vương là Lạc tướng Vũ Lâm (tức vùng núi phía Tây Ninh Bình ngày nay), là con thứ 17 của Vua Lạc Long Quân, khi vâng mệnh vua Hùng Vương đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dung làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt cho cây là Quang Lang ( dân gian gọi là cây búng bang). Thần đã dạy dân làm ăn sinh sống , tự bảo vệ khỏi các thế lực bên ngoài phá hoại vì vậy mà được nhân dân tôn sùng và lâp đền thờ.

Ở Hà Nội có đền Kim Liên cũng là nơi thờ vj thần Cao Sơn nhằm trấn yểm khu vực phía Nam thành Thăng Long.  Hay hiện nay có một số di tích thuộc vùng đất Thanh Trì ( Hà Nội) hay đền Thôn Tân, Khánh Lợi, Yên Khánh và đền Phúc Trung , xã Ninh Phúc ( Ninh Bình) còn thờ thần Cao Sơn với vai trò là vị tướng của nhà Đinh.

3. Hướng Nam – Thần Quý Minh

 Vùng phía Tây thành phố Ninh Bình vốn là cửa ngõ Phía nam của Cố đô Hoa Lư. Tại đây có rất nhiều đền thờ thần Quý Ninh như: Đền Nội Lâm ( Ninh Hải, Hoa Lư), đền Dưỡng Khê, đền Đô ( Ninh Nhất, Thành phố Ninh Bình), chùa Đầu Long ( Tân Thành, thành phố Ninh Bình), đền Hiềm (Phúc Thành, Thành phố Ninh Bình), đền làng Thiện Trạo ( Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình), đền Làng Phúc Trì( Nam Thành, thành phố Ninh Bình), đền Gối Đại ( Ninh Hải, Hoa Lư) Một số nơi khác thờ Thần Quý Minh nhưng mang dáng dấp các vị đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc của nhà Đinh.

Theo truyền thuyết dân gian Cố Đô Hoa Lư, Đức thánh Quý Minh Đại Vương là một vị thuỷ thần, là người có công trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18). Người là một “thượng đẳng thần” được các nhà vua qua nhiều triều đại ban sắc phong, được nhân dân khắp xứ này thờ phụng. Đền chính được vua Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng tại Thành Nam (Tràng An) ở cố đô Hoa Lư. Xung quanh khu vực này còn có nhiều đền thờ Thần Quý Minh Đại Vương như: Đền Dưỡng Khê, Đền Quý Minh Đại Vương, đền Đô ở xã Ninh Nhất, Chùa Đầu Long, đền Hiềm  phường Phúc Thành- thành phố Ninh Bình. Xa hơn là các di tích ở làng Thiện Trạo, xã Ninh Sơn và làng Phúc Trì, phường Nam Thành (thành phố Ninh Bình), đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư), đình Sinh Dược, đình Bình Khang ( Liên Sơn, Gia Viễn), đình Trung Lận Khê ( Khánh Thượng, Yên Mô).

Hướng Nam - Thần Quý Minh
Hướng Nam – Thần Quý Minh

Các truyền thuyết và thần tích có ghi chép lại tại rất nhiều nơi và có những dạng thức khác nhau về sự ra đời, chiến công và hoá thân, cũng có khi họ hiện lên với sự báo mộng, phù trợ giúp các tướng lĩnh đời sau đánh giặc ngoại xâm. Tại vùng văn hoá Hoa Lư, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều di tích thờ các vị trung thần nhà Đinh như Đinh Điền, Nguyễn Bặc và các tướng khác lại có nội dung đồng nhất với tín ngưỡng thờ thần Quý Minh như đền Hiềm ở Phúc Thành, đình Bình Khang ở Liên Sơn, đền Bim ở Cố đô Hoa Lư. Có thể khi nhà Đinh mất ngôi, dưới triều vua Lê Hoàn các di tích này cần phải được biến tướng để tránh sự dò xét của triều đình.

4. Hướng Bắc – Đức Thánh Nguyễn – Thần Không Lộ

 Vùng đất Gia Viễn nằm ở phía Bắc Cố đô Hoa Lư là quê gốc của rất nhiều di tích Đức Thánh Nguyên, dân gian ví ông với Đinh Tiên Hoàng qua câu ca: “Đại Hữu Sinh Vương, Điềm Dương Sinh Thánh”. Nhưng nơi có đền thờ ông như đền thờ Đức Thánh Nguyễn tại (Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Viễn) đình Ngô Đồng (Gia Phú, Gia Viễn). Khu di tích động Hoa Lư ( Gia Hưng, Gia Viễn) đền Thánh Tô và một số di tích khác thì phối thờ ông cùng với những vị thánh khác. Điều đặc biệt ở Gia Viễn là có hai ngôi chùa ở Gia Viễn có hẳn đền riêng thờ Nguyễn Minh Không với vai trò là người sáng lập chùa là núi chùa Bái Đính và chùa Địch Lộng. Nhiều ngôi chùa tại Ninh Bình có thần tích về thiền sư Nguyễn Minh khong như: Động Am Tiên, Chùa Non Nước, chùa Nhất Trụ và chùa Lạc Khoái.

Khác hẳn với 3 vị thần kia trấn giữa cửa ngõ 3 vòng thành Hoa Lư, vị thần Không Lộ lại gắn liền với nhân vật lịch sử Nguyễn Minh Không là danh nhân sinh ra trên quê hương của Vua Đinh Tiên Hoàng. Do có nhiều công lao với triều Lý và thần dân, lại là người sáng lập nhiều chùa ở Cố đô Hoa Lư nên ông được tôn sùng như là vị thánh trấn Bắc Hoa Lư tứ trấn. Các giai thoại về Đức Thánh Nguyễn có sự pha trộn và hoà nhập cùng vị thần Không Lộ trong truyền thuyết Ninh Bình, có thể đi lại bay lượn trên không, tạo ra những hòn núi, hang động, hồ đầm.

Lý Quốc Sư có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo sau này là những nhân vật lịch sử có thật được người Việt tôn sung là Đức Thánh Nguyễn, đức thánh Trần. Trong dân gian Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị thánh trong tứ bất tử củaVietej nam và ông tổ nghề đúc đồng.  Lý Quốc Sư tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh ra tại làng Đàm Xá, phủ Tràng An ( xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Khi tu hành đắc đạo ông trở về quê nhà dựng nhiều chùa như Chùa Viên Quang, chùa Địch Lộng, chùa Am Tiên, Chùa Bái Đính để tu hành, lấy hiệu vị là Minh Không. Là một nhà sư tài danh lẫy lừng, ông được coi là thần y khi chữa bệnh hoá hổ cho vua Lý Thần Tông và được phong làm Quốc sư. Khi ông mất rồi, rất nhiều đền chùa được dựng lên để thờ phụng. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép rằng “Quốc Sư Minh Không rất linh ứng. Phàm khi có tai ương hạn lụt, cầu đảo đều nghiệm cả”. Ông được các làng nghề đúc đồng suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng, là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước Việt thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm và Vạc Phổ Minh.

Trên mảnh đất nơi sinh ra ông thuộc địa phận xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, đền thờ đức Thánh Nguyễn vẫn tồn tại nhiều năm nay. Hay Đền thờ Nguyễn Minh Không ở chùa Bái Đính là nơi ông đã phát hiện ra các động và biến chúng thành chùa khi đến đây tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Tại Chùa Địch Lộng ở huyện Gia Viễn, nơi được mệnh danh là “nam thiên đệ tam động”- tức động đẹp thứ ba trời Nam. Khu di tích động Hoa Lư thì phối thờ tượng ông cùng với tượng vau Đinh Tiên Hoàng trong ngôi đền cổ. Lý Quốc Sư còn được thờ ở Đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn và đền thờ Tô Hiến Thành ở bên sông Hoàng Long, chùa Nhất Trụ và Động Am Tiên.

Bạn đã khám phá những địa điểm du lịch tâm linh của Tour Ninh Bình 2 ngày 1 đêm chưa

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Hướng dẫn di chuyển đến Hoa Lư Tứ Trấn

Từ Hà Nội việc di chuyển đi Hoa Lư Tứ Trấn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

  • Nếu đi bằng xe máy: Bạn hãy đi ra khỏi Hà Nội theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Giẽ hoặc lối Thường Tín . Từ lối đó bạn đi thẳng thành phố Phủ Lý, Hà Nam, rồi theo Google maps đi Ninh Bình. Nằm cách thành phố Ninh Bình khoảng chừng 7km bạn sẽ đến với Cố đô Hoa Lư lịch sử và khám phá Hoa Lư Tứ Trấn
  • Nếu đi bằng xe khách/ xe tour: Bạn chỉ cần ra Bến xe Giáp Bát/ hoặc bến xe Nước Ngầm hoặc liên hệ Sinhtour.vn để đặt xe đi Ninh Bình. Xe sẽ trở thẳng đến Cố Đô Hoa Lư, từ đó bạn di chuyển đi các ngả bằng việc thuê xe máy/ xe ôm/ Taxi.
  • Nếu đi xe cá nhân (Ô tô): bạn đi thẳng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Theo quốc lộ 1A , rẽ vào Cố đô Hoa Lư.

Các địa điểm tham quan gần Hoa Lư Tứ Trấn

Quanh khu vực Hoa Lư Tứ Trấn bạn có thể tham khảo những địa danh du lịch nổi tiếng trên bản đồ du lịch Ninh Bình đang hót nhất năm 2024 như sau:

1. Hang Múa

Vài năm trở lại đây, khi nhắc tới Ninh Bình các bạn trẻ thường nhắc ngay đến việc chinh phục “Vạn lý trường thành” thu nhỏ trong lòng mảnh đất Cố đô. Trong hành trình chinh phục núi Múa du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ vô cùng tuyệt đẹp. Từ chân núi có thể thấy những bậc thang đá dẫn lên đỉnh núi. Hai bên bậc thang là những hình trạm trổ mang đậm nét đặc sắc văn hóa phương đông. Tương truyền đây là nơi xưa kia vua Đinh thường lui tới để nghe các cung tần mỹ nữ đàn ca múa hát, chính vì thế mà có tên là Hang Múa.

Để có thể chinh phục được Hang Múa bạn sẽ cơ hội thử sức bền bỉ dẻo dai của mình với 486 bậc đá. Trên hành trình chinh phục núi Múa du khách sẽ phóng tầm mắt của mình qua những khung cảnh tuyệt đẹp, những khoảnh khắc, những góc ảnh vô cùng thú vị. Toàn bộ những cánh đồng bát ngát, xa xa là dòng sông Ngô Đồng uốn lượn trong khu danh thắng Tam Cốc sẽ hiện ra rõ mồn một ngay sau khi du khách đặt chân lên tới đỉnh. Cảm xúc tại thời điểm này là không khỏi choáng ngợp trước một không gian hoàn hảo đến thế. Dù là bất kể mùa nào trong năm thì Hang Múa cũng đều rất đẹp. Tuy nhiên vào tháng 5 khi lúa chin vàng rợm cả một cánh đồng rộng lớn, thì Hang Múa trở lên lung linh hơn bao giờ hết. Ngoài ra, tại khu du lịch còn có đầm sen vô cùng rộng lớn. Vì thế mà du khách có thể lên cho mình kế hoạch đi vào mùa hè để tận hưởng hít hà bầu không khí trong lành tĩnh tại nơi thôn quê này nhé.

Check-in tại Hang Múa - Ninh Bình
Check-in tại Hang Múa – Ninh Bình
Chinh phục 500 bậc thang đá lên đỉnh Hang Múa
Chinh phục 500 bậc thang đá lên đỉnh Hang Múa

Trải nghiệm Tour Tràng An – Hang Múa 1 ngày đầy thú vị  

2. Cố đô Hoa Lư

Qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử, cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữ những chứng tích hào hùng của lịch sử phong kiến Việt Nam dưới triều đại Đinh – Lê cùng những dãy tường thành thiên tạo, những núi non, hang động kì thú, đậm chất văn hoá lịch sử làm nên một”kinh đô đá” trường tồn cùng thời gian.

Cách đây hơn 1000 năm về trước, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn xong 12 sứ quân đã lập nên nhà nước Đại Cồ Việt – nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam. Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, ngày nay khi du khách ghé thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng ngôi đền Vua Đinh và ngôi đền Vua Lê nhỏ bé ẩn mình trong những tán cây cổ thụ sum suê bóng mát như để lặng lẽ chứng kiến những bước thăng trầm đổi thay của lịch sử.

Nằm trên khuôn viên rộng 5ha thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữa các di tích lịch sử ba triều đại Đinh – Tiền Lê – Lý. Điển hình trong đó là đền thờ vua Đinh và đền thờ Vua Lê những công trình có giá trị văn hoá lịch sử mang ý nghĩa rất lớn lao đến những thế hệ sau này.

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng thuộc làng Yên Thượng xã Trường Yên được toạ lạc trên một khuôn viên rộng với diện tích gần 5ha, lấy núi Mã Yên làm án, đền quay về hướng Đông. Lăng mộ của vua Đinh Tiên Hoàng nằm trên đỉnh Mã Yên Sơn – sở dĩ lăng mộ của vua Đinh nằm ở giữa núi Mã yên, nơi có hình võng xuống như yên ngựa làm nhiệm vụ dẹp giặc, giữ nước.  

Tương truyền là đền vua Đinh cũng như đền vua Lê được xây dựng trên nền cung điện xưa, theo truyền thuyết khi nhà Lý rời đô từ Hoa Lư ra mảnh đất Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì nhân dân đã xây dựng hai ngôi đền để tưởng nhớ hai vị anh hùng dân tộc là Định Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Lúc đầu đền quay hướng Bắc trông ra núi Hồ, núi Chẽ. Trải qua năm tháng, hai ngôi đền cũ không còn nữa. Đầu thế kỷ XVII, sau khi bỏ nhà Mạc theo nhà Lê (1600) phong quận công Bùi Thời Trung đã xây dựng hai ngôi đền như cũ, nhưng quay lại hướng Đông, đến năm 1606 khắc bia lưu lại. Năm 1898 cụ Bá Kếnh tức Dương Đức Vĩnh đã cùng với nhân dân Trường Yên Thượng sửa đền vua Đinh, làm ngưỡng cửa đá và nâng cao đền lên bằng tảng đá cô bồng như hiện nay.

3. Tuyệt Tịnh Cốc – Động Am Tiên

Động Am Tiên có từ rất lâu trong lịch sử phong kiến gắn liền với thời vua Đinh Tiên Hoàng nằm trong Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư được đồn đoán rằng đây là nơi nuôi nhốt hổ để trừng trị những kẻ có tội. Tại đó còn có Ao Giải – nơi nhà vua ra lệnh cho nuôi cá sấu để răn đe những người có tội. Tại khu vực này cũng có hang muối, hang Tiền …là nơi vua cất giữ ngân khố và lương thực vào thời kỳ nhà Đinh.

Sau này theo dòng chảy của lịch sử, đây được chọn là nơi Thái hậu Dương Vân Nga xuất gia tu hành lúc cuối đời tại chùa Am Tiên.  

Bên cạnh những giá trị lịch sử của Động Am Tiên, nơi đây còn được du khách bất ngờ với vẻ đẹp tiên cảnh được ví von là Tuyệt Tình Cốc tại Ninh Bình, bởi nơi đây là một thung lũng ngập nước được bao bọc xung quanh là những vách núi đá mang nét đẹp hoang sơ, tự nhiên rất liêu trai cổ kính và đầy tính ma mị, kiếm hiệp.

Tuyệt Tịnh Cốc là nơi Thái hậu Dương Vân Nga xuất gia tu hành lúc cuối đời
Tuyệt Tịnh Cốc là nơi Thái hậu Dương Vân Nga xuất gia tu hành lúc cuối đời

4. Vườn chim Thung Nham

Thung chim, toạ lạc tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nằm cách Danh thắng Tam Cốc khoảng 4 km và rất gần các điểm tham quan khác của tỉnh Ninh Bình. Nơi đây là quần thể một khu du lịch dưới sự quản lí của doanh nghiệp tư nhân Doanh Sinh bao gồm rất nhiều các hạng mục công trình khác nhau đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi của du khách từ trẻ em tới người già, hoặc các hội nhóm du lịch sự kiện, hội nghị kết hợp tham quan.

 Tổng diện tích của khu du lịch là 334 hecta, được thiết kế và cải tạo dựa trên cảnh quan của một vùng thung lũng được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi và có ưu thế về mặt địa chất vô cùng bằng phẳng và rộng rãi tạo nên tổng thể một khu sinh thái bao gồm đầy đủ các hoạt động du lịch như : nghỉ dưỡng, cắm trại, câu cá, tham quan miệt vườn cây ăn quả, thăm quan rừng nguyên sinh ngập nước, hệ thống hang động, thảm thực vật, động vật, vườn chim hoang dã, hoạt động trekking leo núi, trải nghiệm …Có lẽ đây sẽ là điểm du lịch mà du khách không nên bỏ qua khi tới với mảnh đất Ninh Bình giàu tiềm năng này.

Vườn chim Thung Nham còn được  gọi với cái tên “Thung chim”  để nói lên phần nào được địa hình thổ nhưỡng là một khu đầm vô cùng rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng với hệ thực vật phong phú đặc trưng là các lùm cây thấp ngập nước và phát triển thành nơi cư trú của hơn 40 loài chim với hơn 50 ngàn con và hệ thống các loài di cư trú ngụ như : cò, vạc …

Khám phá thiên nhiên Tour Thung Nham 1 ngày chi tiết 

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Gợi ý tour du lịch Hoa Lư Tứ Trấn Ninh Bình

Có rất nhiều lựa chọn khi bạn ghé thăm Hoa Lư Tứ Trấn, nếu bạn đi tự túc bạn có thể dành khoảng thời gian từ 2-3 ngày để đi dạo một vòng quanh tất cả những điểm di tích gắn liền với những vị thần trấn yểm các hướng của Hoa Lư Tứ Trấn, nhưng ngoài ra bạn cũng có thể viếng thăm những nơi thờ tự các vị thần này trong một số hạng mục công trình nổi tiếng tại Ninh Bình như: Cố đô Hoa Lư. Động Am Tiên, chùa Bái Đính, Tràng An…
Sinhtour.vn gửi đến bạn tham khảo chương trình Tour du lịch Ninh Bình 2 ngày 1 đêm nổi bật nhất 2024 như sau:

Ngày 01: Hà Nội – Ninh Bình 

  • 08h00: Xe và HDV của Sinhtour đón quý khách tại các khách sạn trong phố cổ và Nhà hát lớn Hà Nội sau đó khởi hành đi Ninh Bình.
  • 10h30: Đến Ninh Bình, Quý khách vào thăm cố đô Hoa Lư (Kinh đô của Việt Nam vào thế kỷ 10), đến thăm đền thờ Vua Đinh, Vua Lê. Tham quan khu vực khai quật bên cạnh đền thờ Lê Đại Hành, ngắm cảnh ở thung lũng xinh đẹp Trường Yên để tận hưởng những cảnh quan tuyệt vời.
  • 11h30: Tới Hang Múa, Quý khách bách bộ qua những lối đi vòng vèo được bao phủ bởi cây xanh và các kiến trúc non bộ đẹp mắt và sau đó là hành trình chinh phục đỉnh núi Hang Múa với 500 bậc đá. Tới đỉnh núi Múa, thu vào trong tầm mắt của Quý khách là tất cả đất trời của mảnh đất Hoa Lư rộng lớn với vẻ yên bình nhưng lộng lẫy như một bức tranh thủy mặc khiến không ít người chẳng thể kìm lòng mà vỡ òa cảm xúc. Trên hành trình trở lại, Quý khách sẽ ngang qua khu vực Đầm sen nằm giữa những rặng núi đá vôi tạo nên một khung cảnh cực kỳ thơ mộng và cổ trang. Quý khách có thể thuê những bộ đồ cổ trang để chụp hình tại đây.
  • 12h30: Quý khách về nhà hàng nghỉ ngơi ăn trưa.
  • 14h00: Hướng dẫn viên sẽ đưa quý khách lên thuyền đi thăm các hang động tại Khu sinh thái Tam Cốc. Đi qua 3 hang: hang Cả, hang Hai, hang Ba. Ghé thăm ngôi đền Thái Vi, nơi thờ đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo). Sau khoảng 2h đồng hồ quý khách trở lại bến Tam Cốc.
  • 17h00: Xe đưa Quý khách về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi.
  • 18h30: Ăn tối. Buổi tối tự do. Nghỉ đêm tại Ninh Bình.

Ngày 2: Ninh Bình – Hà Nội 

  • Sáng: Quý khách ăn sáng và nghỉ ngơi.
  • 10h00: Trả phòng khách sạn. Sau đó xe sẽ đến đón Quý khách tại khách sạn đưa Quý khách đi thăm chùa Bái Đính – ngôi chùa nổi tiếng với nhiều kỷ lục: Khuôn viên cả khu chùa Bái Đính có diện tích 107ha, trong đó, Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ rộng hàng ngàn mét vuông; tại ngôi chùa này có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (nặng 100 tấn) và ba pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn.
  • 12h30: Quý khách về nhà hàng nghỉ ngơi ăn trưa tại nhà hàng.                       
  • 13h30: Xe đưa quý khách ra bến Tràng An, lên thuyền thăm Khu du lịch sinh Thái Tràng An– nơi những dải đá vôi, thung lũng và những sông ngòi đan xen tạo nên một không gian huyền ảo, kỳ bí. Ngồi trên thuyền tham quan các hang động với những hình thù nhũ đá rất đặc sắc như: Hang tối, hang sáng, hang nấu rượu, hang sính, hang si, hang ba giọt, hang địa linh…
  • 17h30: Quý khách tập trung lên xe trở về Hà Nội.
  • 20h00: Quý khách về đến Hà Nội .Hướng dẫn viên thay mặt công ty gửi lại lời chào lời chúc sức khỏe đến toàn bộ quý khách trong đoàn . Sinhtour hẹn gặp lại quý khách trong các chuyến đi tới .

Xem ngay danh sách: Tour du lịch Ninh Bình giá tốt nhất 2024

  1. Tour Ninh Bình 1 ngày
  2. Tour Ninh Bình 4 ngày 3 đêm

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Khám phá mảnh đất Ninh Bình với nhiều những dấu tích văn hoá lịch sử khiến cho bao du khách ngỡ ngàng về một thời kỳ hoàng kim của lịch sử phong kiến dân tộc. Điều đó được minh chứng rất rõ ràng trong những đền thờ của các vị thần được bao lấy kinh thành Hoa Lư xưa. Hoa Lư còn là đất tổ để sản sinh ra nhiều giá trị văn hoá thuần Việt. Nếu bạn còn thắc mắc thông tin gì về Hoa Lư tứ trấn hay du lịch Ninh Bình vui lòng liên hệ:

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌
Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 02439.99.89.79
Hotlines: 0914 79 1979 ( Zalo) – 0867.664.446
Email: info@sinhtour.vn

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446