Du lịch Tam Chúc mùa nào đẹp nhất?

Du lịch Tam Chúc mùa nào đẹp nhất? là câu hỏi mà mọi tín đồ đam mê xê dịch đều vô cùng băn khoăn bởi không biết nên đi vào mùa nào thì sẽ chụp được những bức ảnh đẹp nhất, cũng như không bị quá đông đúc chen lấn mà vẫn cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt vời của ngôi chùa Tam Chúc lớn nhất Đông Nam Á mà bất kỳ ai cũng muốn được đặt chân đến. Cùng Sinhtour.vn khám phá vùng đất kỳ diệu và đầy đam mê này nhé!

Giới thiệu về chùa Tam Chúc

Quần thể du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam là điểm du lịch tâm linh đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ mê xê dịch và những phật tử trong cả nước. Ngôi chùa đang được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn” đang nổi tiếng rần rần trên khắp các diễn đàn và mạng xã hội.

Quần thể du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam trải dài trên tổng diện tích là hơn 500 ha, là khu du lịch tâm linh hấp dẫn nhất tại Việt Nam, thu hút đông đảo những vị khách du lịch trong những năm gần đây.

Chùa Tam Chúc toạ lạc tại Xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km, cách chùa Hương khoảng 45 km, chùa Bái Đính khoảng 30km, tạo thành một quần thể tâm linh tôn giáo đặc sắc tại miền Bắc Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại thì chùa Tam Chúc được đánh giá là ngôi chùa lớn nhất thế giới nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc vô cùng thơ mộng và trữ tình. Trước mặt là hồ nước trong xanh bao la, bao quanh bởi những dãy núi đá vôi và những khu rừng tự nhiên mang đến không gian tĩnh lặng, không khí yên bình dành cho du khách khi đặt chân tới nơi này.

Hành trình từ Tam Chúc đi đường bộ mất khoảng thời gian từ 1,5 tiếng đến 2 giờ đồng hồ.

Ngôi chùa được xây dựng vào thời nhà Đinh vào khoảng 1000 năm trước. Khu chùa mới được xây dựng nền móng trên ngôi chùa cũ, là sự kết hợp tuyệt vời của những công trình kiến trúc ấn tượng giữa bao la cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục.

Vào năm 2019 chùa Tam Chúc được chọn làm nơi tổ chức ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên hợp quốc hay còn gọi là Đại lễ phật đản chùa Tam Chúc. Sự kiện này được tổ chức với sự góp mặt của hàng ngàn các vị chức sắc, tín đồ Phật Giáo và các nhà nghiên cứu quốc tế.

Chùa Tam Chúc là nơi thờ những vị quốc sư có công phát trển Phật Giáo Việt Nam như: Sư tổ Đạt Ma, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Nguyễn Minh Không, Hoà thượng Thích Thanh Tứ.  Ngoài ra chùa Tam Chúc còn là nơi thờ Phật , chùa Ngọc thờ tượn A Di Đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn. Điện Tam Thế, Tam Thế tam thiên Phật – Quá khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Điện Pháp chủ thờ tượng Thích Ca Mầu Ni. Điện Quan Âm thờ Quan Âm Bồ Tát.

du-lich-tam-chuc-mua-nao-dep-nhat

Trụ trì chùa Tam Chúc là ai?

Hiện nay, vị sư trụ trì chùa Tam Chúc là hoà thượng Thích Thanh Nhiễu – phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam, hoà thượng Thích Thanh Nhiễu cũng là vị sư trụ trì chùa Bái Đính nổi tiếng tại Ninh Bình.

Phó trụ trì chùa Tam Chúc là Thượng toạ Thích Minh Quang – phó chánh văn phòng trung ương giáo hội phật giáo Việt nam tại Hà Nội, thượng toạ thích Minh Quang cũng là phó trụ trì chùa Bái Đính tại Ninh Bình .

Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam mùa nào đẹp nhất?

 Nếu đặt câu hỏi là nên đi Tam Chúc vào mùa nào đẹp nhất thì câu trả lời đó chính là vào mùa xuân. Thời điểm những tháng đầu năm khi tiết trời mùa xuân còn đang dịu dàng, không khí lúc này không còn lạnh như mùa đông nữa. Đúng vào thời điểm lễ hội , du khách vừa có thể hành hương lễ Phật đầu năm du xuân chiêm bái  cầu mong tiền tài phúc lộc và sức khoẻ dành cho gia đình và người thân, thì cũng là cơ hội để du xuân vãn cảnh đầu năm.

Tuỳ thuộc vào mục đích của chuyến đi, nếu bạn muốn du xuân khám phá cảnh quan chùa Tam Chúc, chụp ảnh không gian khoáng đạt của chùa Tam Chúc thì bạn đi vào mùa nào cũng được nhé ! Hoặc đôi khi bạn muốn cho mình một cơ hội về với chốn linh thiêng trầm mặc nơi cửa Phật thì bạn có thể ghé Tam Chúc bất kể mùa nào trong năm.

du-lich-tam-chuc-mua-nao-dep-nhat

Di chuyển đi Tam Chúc như thế nào?

 Từ trung tâm Hà Nội du khách có thể đến chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân theo tuyến đường quốc lộ 1A – quốc lộ 12A đi Phủ Lý – sau đó đi thị trấn Ba Sao.

Bạn cũng có thể lựa chọn tuyến đi bằng xe khách, xe bus Hà Nội – Phủ Lý, tuyến 206.

  • Xe bus: Bus Hà Nội đi Phủ Lý, xuất phát từ bến xe Giáp Bát với tần suất 30 phút/01 chuyến. Giá vé khoảng 40,000đ/01 lượt
  • Xe khách: giá khoảng 60-70,000đ/01 lượt. Thời gian chạy khá nhanh chỉ khoảng hơn 1 tiếng là bạn đã có mặt tại chùa Tam Chúc rồi.
  • Phương tiện cá nhân: Có thể lựa chọn phương tiện di chuyển đi chùa Tam Chúc bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân. Tiền gửi xe máy tại bãi xe chùa Tam Chúc là 5k/01 xe.

Những phương tiện này sẽ không chạy thẳng đi Tam Chúc đâu, mà sau đó bạn cần đi bằng xe ôm và taxi. Bạn sẽ ra ngay bến xe Giáp Bát hoặc Nước Ngầm nhé, mỗi ngày có nhiều chuyến đi về Tam Chúc.

Đường đi chùa Tam Chúc Hà Nam

Từ Hà Nội bạn theo các hướng sau để đi Tam Chúc:

  • Cách 1: Đi ra khỏi Hà Nội theo hướng Thường Tín => đi thành phố Phủ Lý, Hà Nam.
  • Cách 2: Bạn chạy ra Giải Phóng đi thẳng lối bến xe nước ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ. Đến Cầu Giẽ bạn rẽ vào đường quốc lộ 1 A cũ rồi đi theo biển chỉ dẫn đến quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới.
  • Cách 3: Theo hướng Pháp Vân Cầu Giẽ. Tuy nhiên khi lên đoạn cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về hướng Phủ Lý. Đi tiếp quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới nơi.

Cách tiện lợi nhất để đi chùa Tam Chúc

Với những tỉnh thành phố lân cận có tuyến xe khách đến Hà Nam: du khách có thể bắt xe đến Hà Nam, hoặc đi xe limosine đến đây là nhanh và thuận tiện nhất. Sau khi đến Hà Nam, bắt taxi đến chùa Tam Chúc. Với các bạn đam mê phượt thì thuê xe máy và dựa vào google để di chuyển đi Hà Nam.

Với những tỉnh thành phố không có tuyến xe khách đến Hà Nam: du khách nên lựa chọn điểm trung chuyển là Hà Nội, vì từ Hà Nội thì xe limosine đi Hà Nam tương đối nhiều. Du khách có thể đi bằng máy bay đến Hà Nội rồi sau đó bắt xe đi Hà Nam là được .

Một số lưu ý khi đi du lịch chùa Tam Chúc

  • Để bảo vệ cảnh quan tươi đẹp và môi trường trong sạch, du khách không nên xả rác bừa bãi.
  • Vì đây là một điểm du lịch tâm linh, vì vậy quý khách nên mặc những trang phục kín đáo, lịch sự khi vãn cảnh cùa.
  • Thời điểm mùa lễ hội, du khách ghé chùa Tam Chúc tương đối đông, vì thế mà quý khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh tình trạng bị thất lạc đồ đạc.
  • Dịch Covid hoành hành đã khiến rất nhiều địa phương hoang mang lo lắng, việc ghé tham quan Chùa Tam Chúc sẽ đem đến những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời đối với du khách. Hiện tại Tam Chúc đã chính thức mở cửa cho du khách từ ngày 13/12/2021 . Du khách nên lưu ý về việc thực hiện tiêu chuẩn 5K, rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng để đảm bảo sức khoẻ.
  • Từ khu vực Thuỷ đình của chùa Tam Chúc muốn đi vào khu vực trung tâm du khách sẽ lựa chọn một trong 2 phương án là : xe điện và thuyền tham quan. Nếu đi thuyền bạn sẽ có cơ hội vãn cảnh Hồ Tam Chúc. Thời gian tham quan sẽ lâu hơn so với đi bằng xe điện. Đi mất khoảng chừng 25 phút.
  • Nếu lựa chọn phương tiện là xe điện bạn sẽ không có cơ hội đi tham quan Thuỷ Đình Tam Chúc. Để tiết kiệm cho cả hai loại hình này mà vẫn tham quan đủ các điểm, bạn có thể lựa chọn đi vào bằng thuyền và ra bằng xe điện.

Giá vé vào cửa khu du lịch Tam Chúc Hà Nam

Thực tế du khách đi vãn cảnh chùa tham quan khu du lịch Tam Chúc được miễn phí vé vào cửa. Nên du khách không cần phải băn khoăn về tiền vé nhé ! Tuy nhiên tại đây, bạn cũng cần phải sử dụng đến một trong hai loại dịch vụ như sau:

  • Đi bằng xe điện: giá vé 90,000đ/01 khách/ khứ hồi. Du khách sẽ đi từ bến xe điện tới cổng tam quan nội và ngược lại. Du khách có thể mua vé xe điện từ quầy bán vé khu vực trung tâm. Sau đó đi khoảng chừng 3km để vào chùa.
  • Đi thuyền: giá vé 200,000đ/01 khách ( loại thường) và 240,000đ/01 khách (thuyền Vip) từ bến thuyền vào cổng tam quan nội và ngược lại. Trên hành trình đi thuyền du khách có cơ hội khám phá Hồ Tam Chúc và khu vực Đình Tam Chúc.

Du lịch chùa Tam Chúc có gì đẹp?

Khu vực chùa Tam Chúc vẫn đang được hoàn thiện và tiếp tục xây dựng. Sẽ phát triển thành 6 khu chức năng bao gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hoá tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khoẻ và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang, trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch.

Chùa Tam Chúc nằm trên con đường di sản dài 100km của miền Bắc Việt Nam bao gồm: Chùa Vàng – Di sản Tràng An – Cố đô Hoa Lư – chùa Bái Đính – Đầm Vân Long(Ninh Bình) – chùa Đồng Tâm(Hoà Bình) – chùa Tam Chúc (Hà Nam)- chùa Hương Sơn – Hoàng thành Thăng Long ( Hà Nội). 

Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam có nhiều trải nghiệm thú vị, cảnh quan đa dạng độc đáo. Quần thể du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam có những điểm tham quan hấp dẫn tiêu biểu như sau:

1. Nhà khách Thuỷ Đình

Điểm đặt chân đầu tiên trên hành tình khám phá chùa Tam Chúc đó chính là Nhà khách thuỷ đình – nơi bạn dừng chân mua vé, check-in lên thuyền khám phá Tam Chúc.

Tại đây bạn có thể tham quan nội thất, tranh ảnh về chùa. Khách du lịch chùa Tam Chúc có thể xem được toàn cảnh về Khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc tại nhà khách Thuỷ Đình.

du-lich-tam-chuc-mua-nao-dep-nhat

2. Cổng Tam Quan

Công trình được xây dựng đồ sộ kiên cố và có kiến trúc hoa văn đặc sắc phải kể đến là Cổng Tam Quan của chùa Tam Chúc. Có 2 khu vực cổng gọi là : Cổng Tam quan ngoại và Cổng tam quan nội.  Đúng như tên gọi tam quan ( 3 cửa) nơi đây để đón tiếp các Phật tử, du khách đặt chân đầu tiên đến chùa Tam Chúc.

Hai bên cổng tam quan của Khu du lịch chùa Tam Chúc có hai con đường lớn để dẫn du khách đi bộ lên các chính điện lớn của chùa.

Cổng tam quan nội: sau khi du khách đi thuyền từ ku vực nhà đón tiếp theo hồ Tam Chúc đến Khu tâm linh. Cổng tam quan nằm ở trên trục thần đạo, có ba lối vào thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Cổng Tam quan mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm có “hữu quan” “không quan” và “trung quan” thể hiện cái sắc (giả), cái không (vô thường) và trung dung của cả hai. Cổng Tam quan được xây dựng trên hệ thống cọc khoan nhồi vững chắc,c ó 3 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình Việt Nam.

Cổng Tam Quan có kết cấu khung cột, mái cong toàn bộ bằng bê tông cốt thép được sơn giả gỗ với chiều cao 28.8m, diện tích tầng 1: 1.958 m2. Diện tích sàn tầng 2 là 1.200 m2. Diện tích sàn tầng 3: 400 m2.

du-lich-tam-chuc-mua-nao-dep-nhat

 3. Đình Tam Chúc

 Tương truyền đây là nơi thờ hoàng hậu nhà Đinh – Dương Thị Nguyệt. Trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đến nơi này để chiêu mộ binh mã, Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây dựng công trình này.

Đình Tam Chúc là một hòn đảo tương đối biệt lập nằm giữa hồ, do đó để tham quan Đình Tam Chúc, du khách buộc phải đi theo tuyến hành trình đi thuyền.

du-lich-tam-chuc-mua-nao-dep-nhat

4. Chùa Ngọc

 Chùa Ngọc toạ lạc trên đỉnh núi Thất Tinh nằm ở độ cao 200m so với mực nước biển với chiều cao của chùa là 13m, nặng tới 2000 tấn, có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2 được các nghệ nhân Hindu giáo đến từ Ấn Độ chế tác để xây dựng hoàn toàn bằng đá Granit đỏ theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam nhưng lại không cần bê tông cốt dính ( công nghệ đã trải qua hàng nghìn đời của người Ấn Độ).

Muốn lên tới chùa Ngọc bạn cần leo qua 299 bậc đá, bên trong chùa có thờ một pho tượng A di đà bằng ngọc nặng 1.5 tấn. Từ đây view xuống toàn cảnh chùa Tam Chúc bạn sẽ thấy cả một vùng núi non sông nước hiện ra trước mắt.

du-lich-tam-chuc-mua-nao-dep-nhat

5. Điện Tam Thế

Điện Tam Thế nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển, nằm trên trục thần đạo.

Điện Tam Thế có 3 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng rất riêng của Việt Nam. Điện Tam Thế xây dựng với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.

Một trong những công trình chủ đạo của chùa Tam Chúc là Điện Tam Thế. Trong sảnh chính của điện là ba pho tượng phật tam thế bằng đồng đen đại diện cho qúa khứ – hiện tại và tương lai. Mỗi pho tượng có trọng lượng khoảng hơn 80 tấn và phía sau mỗi bức tượng là một cánh sen dát vàng. Điện Tam thế có diện tích lên tới hơn 5.400m2, giúp cho khoảng 1.500 phật tử có thể cử hành lễ cùng một lúc.

Dạo quanh chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, du khách có thể thoả sức ngắm nhìn 12.000 bức tranh đá về cuộc đời đức Phật do những người thợ Indonesia tạc từ đá núi lửa sau đó mới chuyển sang Việt Nam.

Bất kỳ ai khi đặt chân đến nơi đây đều cảm nhận được không khí bình yên, tĩnh lặng. Cảm nhận nét tinh tế với kiến trúc độc đáo với 12 ngàn bức tranh đá được gửi gắm những câu chuyện vô cùng nhân văn trong đó. Đó là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn – chốn bồng lai tiên cảnh – nơi ẩn chứa tất cả những vẻ đẹp chân – thiện – mỹ mà con người hằng mơ ước.

Mỗi bức tường của điện Tam Thế thể hiện một chủ điểm khác nhau, các chủ điểm được sắp đặt theo trình tự rất kho học. Bước vào cửa điện, bạn đi một vòng từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ, và logic câu chuyện cũng được sắp đặt theo chiều quay đó, như một quy luật của tự nhiên.

du-lich-tam-chuc-mua-nao-dep-nhat 

6. Điện Pháp chủ

Điện Pháp Chủ là nơi thờ Phật thích ca mầu ni, gây ấn tượng nhất là pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn lớn nhất Đông Nam Á. Không gian điện được thiết kế 2 tầng mái cong, cao 31m trên diện tích mặt sàn rộng 3.000 m2.

Tại đây cũng có hơn 10.000 bức tranh tái hiện về cuộc đời đức Phật do thợ hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa.

Điểm nhấn đặc biệt trong Điện pháp chủ là bốn bức phù điêu khổng lồ bao trùm toàn bộ 4 bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời của đức Phật: Phật sinh, phật thành đạo, phật thuyết pháo và phật niết bàn. Ngắm nhìn những bức phù điêu này ta cảm nhận như đức Phật lịch sử đã thực sự hiển linh, hoà quện vào hồn thiêng sông núi nước ta.

du-lich-tam-chuc-mua-nao-dep-nhat

7. Điện Quan Âm

Nằm ngay sau khu vực cổng Tam quan qua Vườn côt kinh .Điện Quan Âm được xây dựng với kết cấu côt, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.

Điện Quan Âm có chiều cao 30.5m, diện tích sàn 3000 m2, diện tích tầng hâm 1.800m2. Điện Quan Am thờ mọt pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 100 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác, có 8.500 bức tranh về các câu chuyện của Đức Phật do thợ Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia.

Nơi đây là một kho tàng phong phú với những tích truyền cổ vô cùng đặc sắc về tấm lòng từ bi, nhân hậu của bồ tát, cứu độ chúng sinh, thể hiện qua các ứng thân của Đức Phật khi ngài đã trải qua vô số kiếp luân hồi. Ngài đã hiện thân thành những nhân vật của cuộc sống đời thường, khi là một chú voi, chú thỏ, chú khỉ, khi là mọt vị vua, lúc khác lại là một người bình thường nhưng luôn vì người khác và cứu độ chúng sinh.

du-lich-tam-chuc-mua-nao-dep-nhat

Gợi ý tour du lịch đi Tam Chúc Ưu Đãi nhất

Tuỳ theo quỹ thời gian mà mình có du khách có thể lựa chọn cho mình thời gian 1 ngày hoặc 2 ngày 1 đêm tại Tam Chúc. Nếu đi trong 1 ngày du khách có thể kết hợp cùng với những điểm khác như: Chùa Địa Tạng Phi Lai, Đầm Vân Long Ninh Bình, Chùa Bà Đanh, Tràng An Ninh Bình.

Dưới đây là gợi ý của Sinhtour về Tour du lịch Tam Chúc 1 ngày phố biến nhất:

  • 08h00: Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách tại các khách sạn trong phố Cổ và Nhà hát Lớn khởi hành đi Hà Nam. Trên xe ô tô, hướng dẫn viên sẽ giới thiệu và tư vấn cho Quý khách lựa chọn phương thức di chuyển bằng xe điện hoặc bằng thuyền. Nếu đi thuyền thì chi phí sẽ cao hơn đi xe điện nhưng Quý khách sẽ được ghé thăm Đền Tam Chúc tọa lạc ở giữa hồ.
  • 09h30: Đến Quần thể du lịch tâm linh chùa Tam Chúc. Nơi đầu tiên khi đặt chân tới khu danh thắng này sẽ là nhà khách Thủy Đình – nơi có các bức tranh mô tả toàn cảnh của ngôi chùa, Quý khách có thể tự do ngắm cảnh và chụp hình.
  • 10h00: Hướng dẫn viên đưa Quý khách ra bến xe điện di chuyển vào thăm quan chùa Tam Chúc – ngôi chùa linh thiêng được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. Sau khi bước qua Cổng Tam Quan, Quý khách đi bộ lên chính điện sẽ phải đi qua Vườn Cột Kinh – mỗi cột nặng khoảng 200 tấn; dọc 2 bên cổng là 2 con đường lớn để đến với Tam Điện nguy nga với 3 điện chính: Điện Quan Âm, Điện Tam Thế và Điện Pháp Chủ – mỗi điện thờ một vị Phật mang từng ý nghĩa linh thiêng khác nhau và lên tới đỉnh thăm quan chùa Ngọc. Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh, đây là một trong những hạng mục chính của chùa Tam Chúc. Để có thể chiêm ngưỡng được ngôi chùa này bạn sẽ phải vượt qua 299 bậc thang bằng đá. Đứng trên chùa Ngọc bạn sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng một khung cảnh mênh mông, non nước hữu tình, vô cùng yên bình và tự tại.
  • 12h30: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng.
  • 14h00: Đoàn khởi hành đi thăm quan Chùa Địa Tạng Phi Lai (hay Địa Tạng Phi Lai Tự) tại huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa nổi tiếng đẹp và thanh tịnh trên mảnh đất Hà Nam. Chùa có kiến trúc đẹp nằm giữa rừng thông gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận.
  • 16h00:Quý khách lên xe về lại Hà Nội.
  • 18h30:Về đến Hà Nội, kết thúc chuyến đi chiêm bái lễ Phật. Hẹn gặp lại Quý khách!

Chi tiết tour: Tour Tam Chúc – Địa Tạng Phi Lai 1 ngày

Du lịch chùa Tam Chúc vào bất kể mùa nào trong năm cũng đều đem đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng quý giá. Để thuận tiện hơn cho chuyến đi bạn có thể xem trước về tình hình dự báo thời tiết xem có mưa hay không thôi để lên cho mình kế hoạch ngày đi chuẩn xác nhất. Tiết trời trong xanh sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình di chuyển và chụp được những bức hình đẹp. Cần thêm thông tin về du lịch Tam Chúc, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi:

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌
Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 02439.99.89.79
Hotlines: 0914 79 1979 ( Zalo) – 0867.664.446
Email: info@sinhtour.vn

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Chủ đề quan tâm

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446