Lễ hội Cố đô Hoa Lư – Sắc màu văn hóa truyền thống

Lễ hội Cố đô Hoa Lư là một lễ hội nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, khi nhắc đến cố đô Hoa nhiều du khách sẽ nghĩ ngay đến danh lam thắng cảnh nổi tiếng và lưu giữ nhiều giá trị lịch sử lâu đời. Dịp tháng 3 âm lịch vào mỗi năm, người dân trên cả nước đổ về để tham gia Lễ hội Hoa Lư – một sự kiện truyền thống ý nghĩa của người dân nơi đây. Du khách có thể tham gia các hoạt động như  múa dân gian, hội chợ truyền thống, và nhiều hoạt động thú vị khác. Hãy cùng Sinhtour tìm hiểu về lễ hội Cố đô Hoa Lư có gì thú vị qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về lễ hội Cố đô Hoa Lư

1. Lịch sử

Lễ hội Cố đô Hoa Lư trở thành một lễ hội quan trọng, quốc lễ, đánh dấu sự quan trọng của truyền thống và tôn vinh những vị anh hùng, những người đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ khi Kinh đô Hoa Lư được chọn làm Cố đô, lễ hội đã trở thành một nét đặc sắc không thể thiếu trong văn hóa và lịch sử của vùng đất Ninh Bình. Đây cũng là cơ hội để Ninh Bình quảng bá những hình ảnh đẹp về thiên nhiên và con người thân thiện đến bạn bè quốc tế.

Theo ghi chép của sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, mỗi năm triều đình nhà Nguyễn tổ chức đại lễ tại Hoa Lư để tế miếu Đế vương các đời bao gồm có 4 vị được xem là quan trọng. Các vị linh thiêng được tôn vinh gồm Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương và Đinh Tiên Hoàng. Đặc biệt, vua Minh Mạng còn xây dựng miếu Đức vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Dương Xuân, kinh đô Huế. Điều này làm cho lễ hội Hoa Lư trở nên trang trọng và ý nghĩa hơn bao giờ hết, đây cũng là việc thể hiện sự quan trọng của lễ hội. Việc quy định tổ chức tế miếu Đức vua Đinh Tiên Hoàng hàng năm vào hai kỳ Xuân và Thu là biểu tượng của lòng thành kính của triều đình dành cho những vị anh hùng đã có công với đất nước đây là dịp để du khách tìm hiểm rõ hơn về lịch sử.

Quá trình hình thành và phát triển của Lễ hội Hoa Lư như hiện nay không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và truyền thuyết, mà còn là sự hòa quyện của lòng tự hào về quá khứ lâu đời và lòng kính trọng với những truyền thống văn hóa thời xưa. Lễ hội không chỉ là dịp để kể lại câu chuyện đã xảy ra, mà còn là cơ hội để thế hệ ngày nay tìm hiểu và gìn giữ những giá trị tinh thần quan trọng của đất đai này, hiểu được ông cha ta đã phải trải qua nhiều khó khăn để có được một Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay.

Không khí lễ hội ngập tràn Cố đô Hoa Lư mỗi mùa xuân về
Không khí lễ hội ngập tràn Cố đô Hoa Lư mỗi mùa xuân về

2. Ý nghĩa

Lễ hội Cố đô Hoa Lư còn được du khách biết đến với các tên gọi như hội Trường Yên hay hội Cờ Lau, đây là một trong những lễ hội mang niên đại lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam đến ngày nay vẫn giữa được nhiều giá trị. Đây được coi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, lễ hội đang trong quá trình đề xuất để tổ chức theo nghi thức cấp nhà nước để thể hiện sự trang trọng và ý nghĩa lớn lao của nó đưa đến một lễ hội trang trọng, hoàn thiện hơn.

Lễ hội Hoa Lư được diễn ra mỗi năm, là dịp để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh – người đã lập kinh đô Hoa Lư, thành lập nhà nước Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời kỳ mới độc lập và thống nhất bền vững của dân tộc Việt qua các triều đại lịch sử như Đinh, Lê, Lý, và Trần một lễ hội mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm.

Lễ hội Cố đô Hoa Lư
Lễ hội Cố đô Hoa Lư

Vào thời gian này khi đến với lễ hội Hoa Lư bạn sẽ cảm nhận nơi đây như một bức tranh sống động phản ánh cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng cũng như lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua ba triều đại lớn với nhiều dấu mốc đáng nhớ. Xưa kia, các vương triều phong kiến tổ chức lễ hội này với sự trang trọng ở cấp Nhà nước, thể hiện sự kính trọng và tôn vinh đối với vị vua tài giỏi.

Ngày nay, lễ hội Cố đô Hoa Lư vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đối với tất cả du khách, bảo tồn và phát huy những yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của địa phương đến với nhiều du khách hơn nữa giúp Ninh Bình mang đến những cơ hội phát triển vượt bậc. Sự tôn vinh và gìn giữ truyền thống qua lễ hội không chỉ là cách để duy trì giá trị văn hóa, mà còn là cơ hội để thế hệ ngày nay hiểu hơn về quá khứ. Qua từng năm, hy vọng rằng lễ hội Hoa Lư sẽ ngày càng phát triển không chỉ đối với du khách trong nước mà con cả du khách nước ngoài.

Lễ hội Cố đô Hoa Lư vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đối với tất cả du khách
Lễ hội Cố đô Hoa Lư vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đối với tất cả du khách

Thời gian tổ chức lễ hội Cố đô Hoa Lư

Lễ hội Cố đô Hoa Lư còn có tên gọi khác là Trường Yên hay Cờ Lau đây là một sự kiện truyền thống ở Ninh Bình, Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào ngày 9-10-11 tháng 3 âm lịch. Là một lễ hội lớn với mục đích tôn vinh các vị hoàng đế và anh hùng lịch sử, đặc biệt là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành hai vị vua có công với nước ta. Đây là một phần quan trọng của tâm thức và ca dao của người dân Ninh Bình, thu hút sự tham gia đông đảo từ mọi người. Lễ hội Cố đô Hoa Lư không chỉ là dịp để tưởng nhớ quá khứ lịch sử, mà còn là cơ hội để duy trì và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước ta. Vì thế nếu có cơ hội hãy đến trải nghiệm lễ hội Cố đô Hoa Lư nhé.

Lễ hội Cố đô Hoa Lư không chỉ là dịp để tưởng nhớ quá khứ lịch sử
Lễ hội Cố đô Hoa Lư không chỉ là dịp để tưởng nhớ quá khứ lịch sử

Các hoạt động trong lễ hội Cố Đô Hoa Lư

Lễ hội Cố đô Hoa Lư được chia thành 2 phần đó là phần Lễ và phần Hội, mỗi phần lại mang đến cho du khách những cảm xúc khác nhau với nhiều họa động hấp dẫn, dưới đây là phần lễ hội.

Phần Lễ

1. Lễ mộc dục

Lễ mộc dục là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và đầu tiên của lễ hội, theo tục lệ thường được tổ chức vào nửa đêm trước ngày khai hội. Nghi lễ bắt đầu bằng việc tắm tượng thần, tức việc lau chùi và tôn trọng đối với các bức tượng thần. Trước khi thực hiện công đoạn tắm tượng, cần phải tiến hành lễ cáo thần để tôn vinh các vị thần cũng như mang ý nghĩa xin phép.

Sau lễ mộc dục là bước tế gia quan được hiểu đơn giản là tượng thần được trang trí bằng cách mặc áo và đội mũ. Đối với các vị quan đại thần như nhà Đinh, Tiền Lê, nếu không có tượng thì thường chỉ có bài vị, còn được gọi là thần vị áo và mũ sẽ được đặt lên ngài thần vị.

Sau khi xong tất cả tượng thần sẽ được đặt lên kiệu, sẵn sàng cho đám rước thần trong buổi sáng ngày khai hội. Nghi lễ mộc dục không chỉ là cách để duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là dịp để  thể hiện lòng tôn kính với các tượng thần.

Công đoạn chuẩn bị trước lễ hội là vô cùng quan trọng
Công đoạn chuẩn bị trước lễ hội là vô cùng quan trọng

2. Lễ mở đền

Sau lễ mộc dục là lễ mở cửa đền là một bước quan trọng đánh dấu sự chuẩn bị cho lễ hội lớn tại cố đô với hai đền nổi tiếng là: Đền Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền Vua Lê Đại Hành. Diễn ra một ngày trước khi lễ hội bắt đầu chính thức, lễ mở cửa đền không chỉ là sự kiện mở đầu mà còn mang đến trải nghiệm đặc biệt cho du khách khi đến cố đô.

Trong buổi lễ này, cổng đền sẽ luôn được mở rộng để chào đón du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái, đặc biệt khi du khách đến vào những ngày này sẽ không cần phải xuất trình vé như trong các ngày thông thường. Sự kiện này giúp tạo ra không khí trang trọng và linh thiêng, mở ra cho du khách một không mới hiểu hơn về di sản văn hóa và kiến trúc lịch sử độc đáo của Việt Nam.

Trước ngày lễ hội mở màn, Cố đô Hoa Lư sẽ mở cửa miễn phí để du khách tham quan
Trước ngày lễ hội mở màn, Cố đô Hoa Lư sẽ mở cửa miễn phí để du khách tham quan

3. Lễ rước nước

Lễ rước nước một cái tên nghe xa lạ đối với nhiều du khách, nhưng tại Ninh Bình đã quá quen thuộc mỗi khi lễ hội Cố đô diễn ra, đây là một trong những hoạt động quan trọng trong chuỗi sự kiện lễ hội. Bắt đầu từ 5-6 giờ sáng, đoàn người khởi hành từ đền Vua Đinh Tiên Hoàng và dừng lại tại bến sông Hoàng Long để lấy nước vào chén và đem về đền, người đi đầu còn phải đảm bảo cho mọi du khách. Quá trình rước nước được chuẩn bị kỹ lưỡng và diễn ra với sự trang trọng và linh thiêng của không gian nơi đây.

Trước ngày khai hội, người ta chọn một cây tre lớn ở sông Hoàng Long. Trên ngọn tre treo một dải phướn màu vàng với những lời chú. Nội dung của những lời chúc chủ yếu là biểu hiện lòng biết ơn đối với rồng vàng tại sông này đã giúp đỡ vị Hoàng Đế nhà Đinh; cầu mong sự bảo hộ từ thần sông giữ cho dòng nước mát mẻ, hiền hoà và phù trợ.

Lễ rước nước là một phần quan trọng của cố đô Hoa Lư
Lễ rước nước là một phần quan trọng của cố đô Hoa Lư

Đoàn rước nước diễn ra theo thứ tự cấp bậc, khác nhau với những người mang cờ ngũ sắc hàng đầu, tiếp theo là phương nhạc bát âm và trống. Sau đó là một kiệu bát cống lớn được các nam thanh niên mạnh mẽ khoác trang phục lính tráng của nhà Đinh khiêng. Tiếp theo là các vị quan khách và đại biểu trung ương, địa phương. Đoàn tiếp theo chứa các kiệu bát cống được thiếu nữ mang lễ vật tản bộ. Cuối cùng, là các đội tế nữ quan và những người dân tham gia từ mọi miền.

Lễ rước nước từ sông Hoàng Long không chỉ là một lễ trọng đại mà còn là biểu tượng của mối liên hệ sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cộng đồng địa phương. Nó thể hiện sự tôn kính đối với linh khí núi sông, tâm thức dân gian về cội nguồn đất nước, và làm hiện lên triết lý “Uống nước nhớ nguồn” một câu nói mà ai cũng đã được nghe.

4. Lễ rước lửa

Nghi thức đặc biệt này diễn ra tại hai đền thờ Vua Đinh mà bạn có thể dễ dàng, đây là hành trình quan trọng kết nối nơi ông sinh ra và nơi ông lên ngôi Hoàng đế. Hành trình này thể hiện sự liên kết mạnh mẽ tuổi thơ của vị anh hùng dân tộc và hành trình trưởng thành, xây dựng sự nghiệp thống nhất giang sơn.

Bắt đầu từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương, Gia Viễn (Ninh Bình), ngọn lửa thiêng được rước tiến hành dâng hương một cách trang trọng nhất, cúng tế trời đất và thực hiện các nghi lễ xin lửa. Sau đó, đoàn rước đuốc hướng về Đền Vua Đinh Tiên Hoàng tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư đến đây ngọn lửa bắt đầu được thắp.

Ngập tràn sắc màu Cố đô Hoa Lư
Ngập tràn sắc màu Cố đô Hoa Lư

5. Lễ hội chính

Sau khi đến lễ hội rước lửa là đến với lễ hội chính, sẽ có nghi thức thả rồng bay, du khách sẽ tham gia vào phần lễ tế tại hai đền lớn là Đền Vua Đinh và Đền Vua Lê. Phần lễ tế được tổ chức với sự tham gia đa dạng từ các đoàn theo lịch đăng ký sẵn.

Các đoàn rước kiệu và chân nhang từ các di tích thờ danh nhân thời Đinh – Lê đều tham gia vào việc rước kiệu về hai đền. Đối với những đoàn ở cự ly xa, họ sẽ rước trên những chiếc xe lễ hội, tiến về phố Hoa Lư. Lễ tế diễn ra cả ban ngày và ban đêm tại cả đền Vua Đinh và đền Vua Lê với mục đích ca ngợi các vị vua du khách cũng có dịp để thắp hương.

Lễ tế là phần đặc sắc nhất của lễ hội Cố đô Hoa Lư
Lễ tế là phần đặc sắc nhất của lễ hội Cố đô Hoa Lư

6. Lễ tiến phẩm

Lễ hội Cố đô Hoa Lư không thể thiếu lễ tiến phẩm, hay lễ dâng đồ của các đoàn. Ngoài lễ tiến phẩm, còn là một phần thi mâm ngũ quả tiến vua cũng góp phần làm phong phú thêm không khí lễ hội độc đáo hơn. Các đội tham gia sáng tạo và chọn lựa những mâm ngũ quả xuất sắc, trình bày tinh tế để tiến dâng trong các đền thờ.

7. Lễ rước kiệu

Lễ rước kiệu một trong những hoạt động quan trọng, đưa các di tích thời Đinh – Tiền Lê từ khắp vùng về tới cố đô Hoa Lư để tham gia Lễ hội Trường Yên. Tùy thuộc khoảng cách sẽ đoàn có thể đi bộ hoặc sử dụng xe hoa, diễu hành trên con đường trở về cố đô Hoa Lư một khung cảnh vô cùng độc đáo. Hành trình này không chỉ là sự kết nối về mặt văn hóa và lịch sử giữa các di tích, mà còn là cơ hội để cộng đồng cùng nhau trải qua những giây phút trọng đại và tôn vinh những vị anh hùng.

Lễ rước kiệu một trong những hoạt động quan trọng
Lễ rước kiệu một trong những hoạt động quan trọng

8. Lễ hội hoa đăng

Lễ hội hoa đăng một lễ hội được đánh giá cao của nhiều du khách khi đến với lễ hội Cố đô Hoa Lư, do Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình phối hợp với các Tăng Ni và Phật tử tổ chức, là một sự kiện truyền thống tại địa phương được mở hàng năm. Với lịch sử lâu dài, Hoa Lư từng là trung tâm Phật giáo quan trọng dưới thời Đinh, Tiền Lê, và Lý. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều chùa cổ tồn tại trong khu vực này, là những địa điểm linh thiêng thu hút đông đảo phật tử đến tham quan và chiêm bái.

Sau màn lễ cầu siêu, vào khoảng 19h tối tại bến sông Sào Khê, gần quảng trường cố đô, các phật tử thực hiện nghi lễ và thả hoa đăng xuống dòng sông những ánh đèn lấp lánh làm không khí trang trọng và thú vị hơn.  Lễ hội Hoa đăng là dịp tôn vinh giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của cộng đồng. Sự ấm cúng, thẩm mỹ, và giàu truyền thống của lễ hội mang lại không khí tốt lành, với những mong muốn một năm thuận lợi tốt lành.

Lễ vật chuẩn bị phải đạt yêu cầu
Lễ vật chuẩn bị phải đạt yêu cầu

Nghi lễ này thể hiện lòng hiếu kính đối với cửu huyền thất tổ,  tình yêu quê hương và lòng tri ân đối với các thế hệ cha ông đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền non sông đất nước để có một Việt Nam hòa bình như bây giờ. Nghi lễ thường kết thúc vào khoảng 23h tối cùng ngày, để lại trong lòng mọi người những cảm xúc sâu sắc và những giá trị tâm linh quan trọng đối với tất cả mọi người.

Phần Hội

Phần hội có lẽ là phần được nhiều du khách yêu thích nhất mang đến nhiều hoạt động đặc sắc như: cờ lau, đua thuyền, múa gậy,…Với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, lễ hội Cố đô Hoa Lư sẽ có một số trò chơi đặc trưng như:

1. Khai mạc lễ hội

Màn diễn sân khấu đương đại trong lễ khai mạc , được truyền hình trực tiếp, là một phần đặc biệt của lễ hội. Sau lời giới thiệu của các đại biểu và diễn văn khai mạc, những phát biểu của các lãnh đạo Trung ương và địa phương, buổi khai mạc mở đầu bằng màn trình diễn trống hội Hoa Lư, tạo nên không khí trang trọng và hào hứng khi đến với lễ hội. Du khách được hòa mình vào không khí trang trọng của lễ hội thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc.

Tiếp theo là các màn diễn tái hiện lại lịch sử quan trọng tại kinh đô Hoa Lư xưa. Những sự kiện lịch sử như lên ngôi hoàng đế của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, chiến thắng trước quân giặc Tống, và quá trình dời đô về Thăng Long được Nhà hát Chèo Ninh Bình thể hiện .

Sau phần lễ sẽ là phần hội
Sau phần lễ sẽ là phần hội

2. Cờ lau tập trận

Trò diễn dân gian “Cờ Lau Tập Trận” chắc hẳn nhiều du khách đã từng nghe qua nhưng chưa có dịp trải nghiệm. Vì thế hãy đến với lễ hội Cố đô Hoa Lư đây là một biểu diễn truyền thống nhằm tái hiện những buổi tập dưỡng, rèn luyện của Đinh Bộ Lĩnh khi còn ở tuổi niên thiếu. Có các em thiếu niên trong độ tuổi 13-15 tham gia vào màn diễn này vô cùng thú vị. Với chiếc mũ bình thiên bằng rơm và tay cầm bông lau được trang trí tán vàng, tán tía, tạo ra hình ảnh ấn tượng của anh hùng dân tộc.

Và không thể thiếu các tiết mục cờ lau tập trận
Và không thể thiếu các tiết mục cờ lau tập trận

3. Xếp chữ Thái Bình

Màn diễn “Xếp Chữ Thái Bình” cũng là một phần không thể thiếu trong lễ hội Cố đô Hoa Lư  với mục đích tưởng nhớ niên hiệu mà vua Đinh Tiên Hoàng đặt khi lên ngôi, cũng là tên của đồng tiền Thái Bình đầu tiên tại Việt Nam. Trong màn diễn này, sự tham gia đến từ 120 thiếu nữ, được mặc áo tứ thân màu xanh và tay cầm cờ, theo nhịp trống giục, kéo chữ theo một đường nghệ thuật tinh tế và được rất nhiều du khách đón nhận. Nếu bạn có cơ hội đến với lễ hội Cố đô Hoa Lư đừng bỏ qua phần xếp chứ Thái Bình nhé.

Gợi ý tour Hoa Lư Ninh Bình giá rẻ

Hiện tại Sinhtour đang có rất nhiều tour du lịch Hoa Lư Ninh Bình hấp dẫn dành cho bạn với các dịch vụ trọn gói ăn trưa, hướng dẫn viên, vé tham quan, xe di chuyển,…với chi phí hợp lý dưới đây là lịch trình tour bạn có thể tham khảo:

TOUR HOA LƯ – TRÀNG AN – HANG MÚA 1 NGÀY ( ĂN: TRƯA)

7h30 -8h00: Xe và HDV của Sinhtour đón quý khách tại khu vực phố CổNhà hát lớn khởi hành đi Ninh Bình.

10h30: Đến Ninh Bình, Quý khách vào thăm cố đô Hoa Lư (Kinh đô của Việt Nam vào thế kỷ 10), đến thăm đền thờ Vua Đinh và Vua Lê.

11h30: Quý khách về nhà hàng nghỉ ngơi ăn trưa.

14h00: Xe đưa Quý khách ra bến Tràng An, lên thuyền thăm Khu du lịch sinh Thái Tràng An – nơi những dải đá vôi, thung lũng và những sông ngòi đan xen tạo nên một không gian huyền ảo, kỳ bí.

15h30: Tới Hang Múa, Quý khách bách bộ qua những lối đi vòng vèo được bao phủ bởi cây xanh và các kiến trúc non bộ đẹp mắt và sau đó là hành trình chinh phục đỉnh núi Hang Múa với 500 bậc đá. Tới đỉnh núi Múa, thu vào trong tầm mắt của Quý khách là tất cả đất trời của mảnh đất Hoa Lư rộng lớn với vẻ yên bình nhưng lộng lẫy như một bức tranh thủy mặc khiến không ít người chẳng thể kìm lòng mà vỡ òa cảm xúc.

17h30: Quý khách lên xe trở về Hà Nội.

19h30: Quý khách về đến Hà Nội .Hướng dẫn viên thay mặt công ty gửi lại lời chào lời chúc sức khỏe đến toàn bộ quý khách trong đoàn. Sinhtour hẹn gặp lại quý khách trong các chuyến đi tới.

Lễ hội Cố đô Hoa Lư được biết đến là một lễ hội quan trọng đối với người dân Việt Nam với nhiều giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống lâu đời. Lễ hội được diễn ra hàng năm thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đến để vãn cảnh và tìm hiểu về lịch sử dân tộc ta, thăm quan các ngồi đền, chùa cổ cũng là một hành trình đáng nhớ vào chuyến du xuân đầu năm. Hy vọng với những chia sẻ trên của Sinhtour sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cho chuyến tham quan lễ hội Cố đô Hoa Lư sắp tới nhé.

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌

Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines:0867.664.442  – 0867.664.446

Email: info@sinhtour.vn

Website: https://sinhtour.vn/

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446