Top 5 làng nghề thủ công nổi tiếng ở Hà Nội

Du lịch vòng quanh Hà Nội ghé tham quan các làng nghề truyền thống

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến mang trong mình những giá trị lịch sử văn hoá vô cùng lớn lao gắn liền với sự hình thành và phát triển của quốc gia. Nổi tiếng trong đó phải kể đến các điểm di tích lịch sử văn hoá còn mang đậm những dấu ấn đó như: Văn miếu Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Hà Nội 36 phố phường, Hoàng Thành Thăng Long, Nhà tù Hoả Lò…

 Tour du lịch tham quan vòng quanh Hà Nội 1 ngày sẽ đưa du khách đến tất cả những điểm du lịch nổi tiếng này. Tuy nhiên, nếu đã một lần tham gia tour du khách vẫn còn rất tò mò về đời sống của người dân Hà Nội gốc, vẫn tò mò về những nếp sinh hoạt, những làng nghề thủ công tạo nên hình ảnh Hà Nội 36 phố phường với tên những con phố là những mặt hàng khác nhau như : Hàng Bè, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mành, Hàng Quạt.. thì Tour tham quan làng nghề truyền thống Hà Nội 1 ngày sẽ đưa du khách một lần nữa tìm hiểu sâu hơn về Hà Nội ngàn năm văn hiến của chúng ta. 

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Top 5 làng nghề thủ công nổi tiếng ở Hà Nội

1. Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá

Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh của làng quê Bắc Bộ. Luỹ tre làng không chỉ được coi là ranh giới phân định cho địa phận của làng xã mà còn là nơi gắn liền với những kí ức ấu thơ của một ai đó đã từng lớn lên ở những ngôi làng xa thành phố.

Từ những nếp nhà đơn sơ của xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội  những nghệ nhân dân gian với bàn tay khéo léo, sự cần cù và óc sáng tạo đã cho ra đời những chú chuồn chuồn tre độc đáo có thể đậu ở khắp mọi nơi nhờ nguyên lí cân bằng trọng lực.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu về loài chuồn chuồn đã gọi chúng là “sát thủ trên không” hay “máy bay chiến đấu tàng hình” để nói lên sự khác biệt và khả năng siêu việt của loại côn trùng này.  Từ đó đã truyền cảm hứng cho con người trong việc sáng tạo ra những công nghệ mới dựa trên những kĩ năng bay và tầm nhìn 360 độ đáng kinh ngạc của chúng. Nhưng khu bảo tồn chuồn chuồn ở khắp nơi trên thế giới để cảm ơn những hữu ích mà chuồn chuồn đem lại cho loài người.

Những nghệ nhân dân gian của Phùng Xá đã tạo nên những con chuồn chuồn từ cây tre rất đỗi bình dị và thân thuộc. Nhưng điều đặc biệt nhất chúng lại có khả năng đứng thăng bằng ở mọi địa hình và mọi loại vật liệu.

Sự kiên trì và tỉ mỉ của những nghệ nhân như thổi hồn vào những chú chuồn chuồn để chúng mang lại những giá trị đúng nghĩa về mặt cảm quan và tinh thần.

  • Vị trí: Nằm cách Hà Nội khoảng 30km, toạ lạc tại chân núi Tây Phương thuộc địa phận xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội
  • Cách di chuyển: Từ Hà Nội, du khách ra Bến xe Gia Lâm/ hoặc Bến xe Giáp Bát  bắt xe buýt đi Bến xe Yên Nghĩa. Rồi bắt tiếp 1 chặng xuống Sơn Tây, xin tài xế xuống đoạn gần chùa Tây Phương.  Từ đường lớn quý khách di chuyển thêm 500m đường làng là sẽ đến nơi.

Những chú chuồn chuồn được khoác lên mình những màu sắc sặc sỡ bắt mắt đã trở thành những món quà lưu niệm và vật trang trí yêu thích của nhiều du khách. Giá để mua được một chú chuồn chuồn rất rẻ, chỉ từ 3.000 – 10,000đ/01 chú. Ngoài ra còn có các sản phẩm làm từ tre của các nghệ nhân trong làng như: bươm bướm tre, đèn ngủ bằng tre, đèn trang trí… cũng vô cùng độc đáo.

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

2. Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, thuộc địa phận xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, Hà Nội.  Có niên đại khoảng gần 100 năm, ban đầu nghề làm hương chỉ tập trung chủ yếu ở thôn Phú Lương Thượng, nhưng những năm gần đây  nghề truyền thống này được mở rộng nhân bản ra các thôn khác trong xã như Cầu Bầu, Đạo Tú… 

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

 Nếu du khách được dạo bước trên khắp các con đường ở vùng đất Quảng Phú Cầu chắc chắn sẽ không khỏi bất ngờ bởi hai màu sắc đỏ và nâu: là màu của chân hương  và thân hương. Những công đoạn làm hương vô vùng cẩn thận và tỉ mỉ  sạch sẽ vì người dân nơi đây luôn tâm niệm nghề này liên quan tới tâm linh nên đặc biệt vô cùng cẩn trọng trong các khâu.

 Từ những công đoạn thô sơ như chẻ tre (hoặc vầu), vót tăm, nhuộm chân hương, làm thân hương, phơi khô và đóng gói nhũng người nghệ nhân phải bỏ ra rất nhiều công sức. Giai đoạn phân loại những chiếc tăm hương và sắp xếp để đi nhuộm chân hương là công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình làm hương.

Trước kia thì ngành này làm chủ yếu là thủ công, nhưng hiện này đã có sự trợ giúp của máy móc khiến quá trình làm hương trở nên đơn giản hơn. Từ nhà ra ngõ đâu đâu cũng đỏ rực một màu. Điều đặc biệt của hương Quảng Phú Cầu so với những nơi khác là không sử dụng hoá chất nên vô cùng an toàn cho sức khoẻ.

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

3. Làng Gốm Bát Tràng

Tên gọi Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng hộ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu thời rời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp.  Từ đó hình thành nên nghề gốm truyền thống tại khu vực Bát Tràng như hiện nay.

Cách di chuyển đến làng gốm Bát Tràng:

Xe Bus: từ bến xe trung chuyển Long Biên , du khách bắt xe buýt số 47 đi thẳng Làng Gốm Bát Tràng mất khoảng 1.5 giờ đồng hồ.

Phương tiện cá nhân: từ nội thành Hà Nội di chuyển qua cầu Chương Dương sau đó rẽ phải men theo đê Sông Hồng khi nào gặp biển báo làng gốm Bát Tràng là tới.

Tham quan gì ở Bát Tràng?

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Đình làng Bát Tràng: nằm ngay bên cạnh bến sông

Chợ gốm Bát Tràng: ngay từ cổng vào du khách sẽ bắt gặp rất nhiều các cặp lục bình to hơn người, những bức tượng, những lọ hoa với đủ chủng loại kích thước và màu sắc. Nếu chịu khó ngắm nghía bạn cũng có thể mua được những sản phẩm bằng gốm mà không nơi nào có với mức giá vô cùng hợp lí. Từ cốc chén bát đĩa, tiểu cảnh, non bộ, đồ lưu niệm, các trang sức bằng gốm đem lại cảm giác vô cùng thích thú đối với du khách.

Chơi nặn gốm: nếu gia đình bạn có các em nhỏ, việc đến làng gốm Bát Tràng để trải nghiệm nặn gốm sẽ giúp các bé phần nào hiểu hơn về nghề làm thủ công mỹ nghệ của nước ta. Rất nhiều gia đình ở Bát Tràng phục vụ nghề này cho du khách ghé thăm. Chủ nhà sẽ cung cấp cho du khách một cục đất to đùng, hơi ẩm và một bàn xoay. Và nhiệm vụ của du khách là thoả sức tạo hình trên cục đất đó. Với những người khéo tay thì biết đâu đấy bạn chính là nghệ nhân của làng nghề còn đang tiềm ẩn chưa được khám phá thì sao?  Giai đoạn hong khô sản phẩm mất khoảng thời gian là 30 phút, rồi đến công đoạn tô vẽ trang trí cho sản phẩm, phủ bóng để giữ sản phẩm được bền hơn với thời gian.

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

Tham quan nhà cổ Vạn Vân – top 10 nhà cổ đẹp nhất Việt Nam

Nằm ở cuối làng gốm Bát Tràng trưng bày rất nhiều sản phẩm cổ của làng Bát Tràng như lọ rồng, ấm men lam, bộ khuôn bản dập làm gốm… Là nơi lưu giữ lại những cổ vật, Vạn Vân gồm quần thể 3 ngôi nhà gần 200 năm tuổi và cũng là khu xưởng mô phỏng lò gốm.

4. Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông

Người dân Việt Nam hay gọi nơi này với cái tên khác là Làng Lụa Hà Đông, nằm ngay bên bờ song Nhuệ, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km.

Xưa kia, làng có tên gọi là Vạn Bảo nhưng dưới thời nhà Nguyễn do kỵ huý nên đổi thành Vạn Phúc như bây giờ.  Đây từng là loại luạ được chọn để may những trang phục trong triều đình và vô cùng được ưa chuộng dưới thời nhà Nguyễn. Từ vua Khải Định đến vua Bảo Đại cũng đều là những tín đồ thứ thiệt của loại vải thượng hạng này.  Một số thư tịch cổ và tài liệu được tìm thấy cho rằng vùng đất này được tạo lập từ năm 865 sau công nguyên, điều đó đồng nghĩa với nghề dệt vải lụa đã ra đời cách đây hơn 1000 năm trở về trước.

Ngay từ những năm đầu thế kỉ 20, lụa Vạn Phúc đã được người Việt cho ra mắt tại thị trường quốc tế ở hội chợ Marseille 1931 tại Pháp và hội chợ Paris năm 1932. Từ đó người Pháp đánh giá đây là sản phẩm vô cùng tinh xảo của xứ Đông Dương và lụa được xuất khẩu sang rất nhiều nước Đông Âu và quy mô quốc tế.

Hiện nay, ngôi làng có khoảng hơn 1000 khung dệt với gần 800 hộ gia đình theo nghề dệt  chiếm tới 60% các hộ dân sinh sống tại đây.

Vẫn còn đó cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình cùng những truyền thống văn hoá lâu đời, du khách khi đến đây vẫn cảm nhận rõ rệt được về ngôi làng truyền thống của Việt Nam. Trải qua những thăng trầm của thời gian, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp đầy tinh xảo, khéo léo và giàu tính thẩm mỹ tạo nên sự cao cấp của một làng nghề truyền thống. 

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

5. Làng nón chuông – chương Mỹ

Nằm nép mình bên dòng sông Đáy, làng Chuông thuộc địa phận xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội nổi tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ, chiếc nón như một vật bất ly thân của những người phụ nữ nông thôn Việt Nam tần tảo sớm hôm. Vào những ngày chợ phiên các mẹ các chị nhộn nhịp ra chợ chào bán những sản phẩm thủ công độc đáo của quê hương ngay khu vực sân chùa Chuông. Người mua, kẻ bán cứ nối tiếp nhau ra về mang theo những tâm tình và gửi gắm những ước vọng về mùa màng bội thu. Không khí phiên chợ quê khiến du khách ghé thăm làng Chuông như một lần được sống lại về miền thôn quê năm nào.

Không chỉ là những chiếc nón truyền thống du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng những loại nón khác như : nón quai thao, nón chop dứa, nón tơi…và cũng sẽ chẳng có nơi nào trên đất nước Việt Nam này có nhiều loại nón như vậy.

Hình ảnh người con gái Việt Nam trong tà áo dài truyền thống cùng với chiếc nón lá đã đi vào biết bao áng văn thơ, làm say đắm bao tâm hồn những con người yêu văn hoá Việt và cả bạn bè quốc tế. Những chiếc nón đơn sơ mộc mạc và giản đơn nhưng ẩn sau đó là cả một nghệ thuật.

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

top-5-lang-nghe-thu-cong-noi-tieng-o-ha-noi

About: The sinh cafe tour

CÔNG TY TNHH SINH TOUR VIỆT NAM

Địa chỉ: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines 24/7 : 0914 79 1979 – 0867 664 446

Email: info@sinhtour.vn

Website: https://sinhtour.vn/

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Chủ đề quan tâm

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446