Thuyết minh về Cột Cờ Lũng Cú hay ấn tượng nhất 2023

Hà Giang – Mảnh đất gắn liền với thiên nhiên trù phú, hùng vĩ cùng nhiều di sản liên quan mật thiết trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Có người từng nói rằng đến Hà Giang thì phải ghé cao nguyên đá Đồng Văn, chinh phục đèo Mã Pí Lèng,… Nếu chưa đến đó thì chưa phải đi Hà Giang. Nhưng có lẽ Cột cờ Lũng Cú mới là cột mốc thiêng liêng nơi mà bạn nhất định phải chạm tay tới – nơi lưu giữ những dấu ấn liên quan tới chủ quyền độc lập dân tộc. Vậy mới thấy Cột cờ Lũng Cú có ý nghĩa quan trọng và là điểm hẹn với bất cứ người dân Việt Nam nào. Bài thuyết minh về Cột cờ Lũng Cú dưới đây giúp quý khách lắng nghe những câu chuyện về cột cờ này.

Tham khảo thêm: Chùm tour du lịch Hà Giang giá ưu đãi cực sốc

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Giới thiệu về Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú ở đâu?

Nằm ở cực Bắc Tổ quốc với vĩ độ 23023’B và thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú đóng vai trò là cột cờ quốc gia và được xây dựng trên đỉnh Lũng Cú (tên gọi khác là đỉnh núi Rồng – Long Sơn). Lũng Cú nằm ở vị trí chiến lược hết sức quan trọng khi có ba mặt giáp với biên giới Trung Quốc trong khi phía nam tiếp giáp với xã Mã Lé. Nơi đây là mái nhà chung của cộng đồng các dân tộc thiểu số như H’Mông, Tày, Lô Lô, Pu Péo,… Chính sự đa dạng về sắc tộc ấy đã tạo ra một bức tranh sống động, đa chiều về văn hóa và góp phần giúp Lũng Cú trở thành điểm đến cho những người yêu thích khám phá, trải nghiệm bản sắc Việt Nam.

Cột cờ Lũng Cú là điểm cực Bắc của tổ quốc
Cột cờ Lũng Cú là điểm cực Bắc của tổ quốc

Về mặt vị trí địa lý, Cột cờ Lũng Cú nằm cách thành phố Hà Giang khoảng cách rất xa và nằm trên độ cao 1.470m nhưng khá gần thị trấn Đồng Văn (khoảng 30km). Con đường dẫn những lữ khách phương xa tới Cột cờ Lũng Cú chênh vênh giữa đất trời trong một không gian rộng lớn, mênh mông được bao phủ bởi mây núi xung quanh. Cũng chính vì vậy mà cung đường tới Cột cờ Lũng Cú đã thu hút bao nhiêu tâm hồn yêu du lịch, đặc biệt là các bạn phượt thủ từ khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S.

Từ trước tới nay, chúng ta vẫn thường nhắc đến Cột cờ Lũng Cú như là điểm cực Bắc – nơi địa đầu tổ quốc. Tuy nhiên thực tế thì cột cờ này lại nằm cách điểm cực độ Bắc khoảng cách 2km. Thế nhưng với ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, là biểu tượng cho tình đoàn kết của 54 dân tộc anh em thì Cột cờ Lũng Cú được xem như cột mốc của chủ quyền quốc gia. Đến thăm Cột cờ Lũng Cú thật sự là một trải nghiệm mang đầy tính thiêng liêng, là nơi để du khách cảm nhận tình yêu quê hương, tổ quốc khi đứng dưới lá cờ bay trên nền trời xanh.

Lắng nghe bài thuyết minh về Cột cờ Lũng Cú, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự hào
Lắng nghe bài thuyết minh về Cột cờ Lũng Cú, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự hào

Ý nghĩa tên gọi Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng – nơi mà có những thời điểm sương mù phủ đặc quánh đến mức người ta không thể nhìn rõ nhau dù chỉ đứng cách nhau vài mét. Ngoài cái tên Lũng Cú, người ta còn đặt cho cột cờ này một cái tên “rất kêu” là Long Sơn. Trong chuyến đi Hà Giang năm 2023, đoàn chúng tôi được một cô gái xinh đẹp người dân tộc Giáy thuyết minh về Di tích quốc gia cột cờ Lũng Cú và hiểu thêm nhiều về ý nghĩa và tên gọi của nơi này. Vừa dẫn đoàn leo qua những bậc đá, cô thuyết minh viên ấy vừa hăng say giới thiệu về quê hương, cội nguồn, những di sản văn hóa độc đáo của xứ cao nguyên này và đặc biệt là Cột cờ Lũng Cú.

Lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54m2 khổng lồ trên nóc Cột cờ Lũng Cú
Lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54m2 khổng lồ trên nóc Cột cờ Lũng Cú

Có 2 lý do để giải thích cho tên gọi của Cột cờ Lũng Cú. Trong tiếng người H’Mông thì Lũng Cú còn được gọi là Long Cư – ám chỉ nơi rồng trú ngụ. Ngoài ra còn có những câu chuyện lịch sử về Lũng Cú liên quan tới vua Quang Trung. Cụ thể thì sau khi đánh bại và đuổi quân Thanh về nước, ông đã khẳng định chủ quyền đất nước bằng cách đặt một chiếc trống đồng có kích thước rất lớn ở Lũng Cú. Và như để khẳng định thêm một lần nữa thì vua Quang Trung cứ mỗi canh giờ lại cho người gióng lên 3 hồi trống. Tiếng trống ấy to, rõ và vang tận sang phía bên kia bên giới. Chiếc trống ấy có nghĩa là “Long Cổ” – tức trống của bậc đế vương và cái tên Lũng Cú ra đời từ truyền thuyết ấy. Ngay từ cái tên thôi thì Cột cờ Lũng Cú đã cho ta thấy niềm tự hào dân tộc hiện diện trên lá cờ tung bay trên nền trời xanh của nước Việt Nam ta.

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Nên đi Cột cờ Lũng Cú vào thời điểm nào?

Để mà chọn ra một thời điểm thích hợp nhất ghé thăm Cột cờ Lũng Cú thật sự khá khó. Người ta vẫn thường nói mảnh đất Hà Giang vốn có quá nhiều cảm xúc, là nơi mà người ta không thể không yêu thương và dành một góc tình cảm trong tim. Hà Giang có đèo Mã Pí Lèng hùng vĩ quanh năm chìm trong biển mây, có những ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được mệnh danh đẹp nhất thế giới và có điểm địa đầu tổ quốc: Cột cờ Lũng Cú. Có nhiều người kháo nhau rằng họ đến Lũng Cú để được tận hưởng cái cảm giác đặt chân lên nơi cực Bắc của tổ quốc đầy thương mến, để được lắng nghe những câu chuyện huyền thoại về cột cờ này và cảm thấy sự tự hào chảy trong huyết quản của những người con đất Việt.

Cột cờ Lũng Cú có thể ghé thăm vào bất cứ thời điểm nào
Cột cờ Lũng Cú có thể ghé thăm vào bất cứ thời điểm nào

Dựa theo thời tiết

Do nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam nên khu vực Lũng Cú, Hà Giang mang khí hậu miền núi cao và mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên thì mảnh đất cao nguyên đá này vẫn có những quãng thời gian cao điểm trong năm và đồng thời đẹp nhất trong năm. Cụ thể thì từ tháng 9-11 và tháng 3-5 sẽ thuận lợi và tuyệt vời nhất cho chuyến đi du lịch Hà Giang. Thời tiết giờ đây sẽ không nắng gay gắt, cũng chẳng mưa ngày này qua ngày khác và cho phép bạn trải nghiệm trọn vẹn chuyến du lịch Hà Giang một cách thoải mái.

Đặc điểm của 2 khoảng thời gian này đó là thời tiết khô ráo, bầu trời xanh và không có nhiều mưa như những tháng khác. Hà Giang hiện lên với những ngọn núi đá vôi trắng xóa, những cánh rừng bạt ngàn xanh và không khí lạnh giá. Cảnh tượng ấy tựa như một bức tranh tuyệt đẹp đủ sức níu chân những du khách dù là khó tính nhất ở lại với Hà Giang, ở lại với Lũng Cú.

Bạn cần trải qua 389 bậc đá để lên tới đỉnh Cột cờ
Bạn cần trải qua 389 bậc đá để lên tới đỉnh Cột cờ

Dựa theo tháng

Nhìn từ xa, chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng sẽ bắt gặp hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió đầy tự hào trên Cột cờ Lũng Cú. Thì ra cột cờ Lũng Cú là đây, lá cờ nơi miền biên viễn vốn khắc nghiệt là đây. Chuyến đi ngày hôm ấy, đoàn chúng tôi tận mắt chứng kiến các bản làng của người Lô Lô, người Mông ẩn hiện qua lớp sương mờ quanh đỉnh núi Rồng. Chúng tôi thấy những mái nhà tường trình làm bằng đất, phủ lên một lớp ngói âm dương màu nâu đầy cổ kính nhưng cũng óng ả chẳng kém. Cảm giác lạnh lẽo vơi bớt đi phần nào khi những căn bếp bốc khói nghi ngút từ ngôi nhà của những người dân tộc hiền hòa, mộc mạc.

Và có lẽ tháng 8, tháng 9 là mốc thời gian thật hoàn hảo để chúng ta ghé thăm Cột cờ Lũng Cú. Trong những ngày tháng mang đầy ý nghĩa lịch sử trọng đại ấy, với mỗi người con Việt Nam thì được đứng dưới Cột cờ Tổ Quốc và hát vang bản Quốc ca thật sự là một vinh dự chẳng mấy ai dám từ chối. Và còn gì tuyệt vời hơn nữa khi chính chúng ta được sống cùng không khí trong buổi lễ chào cờ đầy linh thiêng tại cột cờ, được chạm tay vào lá cờ khổng lồ ấy và tự cho mình những suy nghĩ, cảm nhận riêng.

Những chiến sĩ biên phòng vẫn ngày đêm canh giữ Cột cờ Lũng Cú
Những chiến sĩ biên phòng vẫn ngày đêm canh giữ Cột cờ Lũng Cú

Tháng 8 hay tháng 9 dưới lá cờ Lũng Cú, đó không chỉ là những ngày nắng vàng và gió lộng mà còn gắn liền với những sự kiện quan trọng đối với vận mệnh đất nước. Được những chú bộ đội miền biên viễn giới thiệu về Cột cờ Lũng Cú, được nghe và hiểu về lịch sử nơi đây, có lẽ ai trong mỗi chúng ta càng cảm thấy khâm phục những người lính vì biên cương tổ quốc mà xa gia đình, xa quê hương để giữ lá cờ ấy mãi tung bay trong gió.

Thông tin chi tiết:

  1. Du lịch Hà Giang tháng 8 có gì đẹp? Thời tiết Hà Giang tháng 8
  2. Du lịch Hà Giang tháng 9 có gì? Thời tiết Hà Giang tháng 9

Lịch sử Cột cờ Lũng Cú

Tiếp theo trong bài thuyết minh về Cột cờ Lũng Cú mà cô thuyết minh viên xinh đẹp ngày hôm ấy thuyết trình cho chúng tôi chính là nguồn gốc và quá trình hình thành của cột cờ này. Khi nghe đến đây, chẳng một ai trong chúng tôi giấu nổi sự tự hào hay xúc động được nữa. Hóa ra Cột cờ Lũng Cú lại có lịch sử lâu đời đến như thế. Chúng tôi được biết rằng khi xưa, tướng Lý Thường Kiệt đã cho hội quân về trấn giữ mảnh đất biên thùy này, bèn cho cắm một lá cờ trên đỉnh núi Rồng để khẳng định lãnh thổ với đại ý: “Đất này là của cha ông ta. Nơi đây là máu thịt của tổ quốc, chúng ta phải giữ gìn.” Sử sách cũng ghi lại rằng khi vua Quang Trung đầy lùi 29 vạn quân Thanh và cũng có những động thái nhằm khẳng định chủ quyền nơi biên giới nên cho xây đồn gác, đặt một chiếc trống đồng và cứ mỗi canh giờ lại gióng lên 3 hồi.

"Đất này là của cha ông ta. Nơi đây là máu thịt của tổ quốc, chúng ta phải giữ gìn"
Đất này là của cha ông ta. Nơi đây là máu thịt của tổ quốc, chúng ta phải giữ gìn

Sau này, những người lính Bộ đội Biên phòng Việt Nam đã thầm lặng tiếp tục giữ vững công cuộc bảo vệ những tấc đất mà các thế hệ đi trước để lại bằng cách cắm cờ lên đỉnh núi Rồng bằng cây sa mộc. Họ cũng ngày đêm đứng chốt để giữ lá cờ ấy luôn tung bay kiêu hãnh. Cột cờ được nhiều lần trùng tu, tu bổ giai đoạn 1978 – 2010. Và cột cờ chúng ta thấy ngày hôm nay là thành quả sau nhiều lần trùng tu và xây dựng miệt mài. Mất hơn 6 tháng xây dựng thì vào năm 2010, Cột cờ Lũng Cú mới được khánh thành.

Kiến trúc Cột cờ Lũng Cú

Phía trên cùng của cột cờ là quốc kỳ Việt Nam với cán cờ cao 12,9m và lá cờ có diện tích 54m2 (9m x 6m). Ở phía dưới là thân cột cờ được xây dựng theo dạng cầu thang xoắn ốc. Vào thời điểm ban đầu thì cột cờ được làm bằng thân cây gỗ pơ mu dài 13m. Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa thì Cột cờ Lũng Cú ngày nay có chiều cao hơn 33m với phần chân cột cao 20,25m và thân cột có đường kính 3,8m. hình bát giác và xung quan được trang trí bởi 8 mặt trống đồng Đông Sơn cùng với 8 bức phù điêu phía dưới tượng trưng cho từng thời kỳ lịch sử của tổ quốc và mảnh đất Hà Giang đầy sương gió.

Cột cờ Lũng Cú đã gắn bó mật thiết với con người nơi đây
Cột cờ Lũng Cú đã gắn bó mật thiết với con người nơi đây

Bên trong Cột cờ Lũng Cú còn tồn tại một cầu thang có hình dạng xoắn ốc với tổng cộng 140 bậc. Chúng tôi lần theo lối đi hẹp và nhìn thấy chút ánh sáng qua ô cửa nhỏ. Thế nhưng càng lên cao, ánh sáng càng mở rộng dần và mang theo những cái nhìn mới đầy bất ngờ. Bên tại chúng tôi là tiếng lá cờ phấp phới tựa như đang hòa ca cùng gió.

Đường lên Cột cờ Lũng Cú có tổng cộng 389 bậc đá và chia làm 3 chặng giúp khách du lịch có không gian để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Giữa các chặng sẽ được bố trí nhà chờ. Quãng đường ấy tuy khá mệt và gian nan nhưng những điều đặc biệt đang chờ du khách ở phía trên đỉnh.

Chân cột cờ được chạm khắc hoa văn trống đồng Đông Sơn
Chân cột cờ được chạm khắc hoa văn trống đồng Đông Sơn

Ngày hôm ấy, chúng tôi đã đặt câu hỏi với cô thuyết minh rằng tại sao lại là con số 389 bậc đá chứ không phải bất cứ con số nào khác. Vì đối với các công trình thì con số đẹp thường có tổng là 9 nút, thế nhưng Cột cờ Lũng Cú lại có 389 bậc thang – tức 10 nút. Câu trả lời sau đó khiến chúng tôi thật sự cảm thấy nghẹn ngào: “10 là con số cuối cùng, đỉnh cao và tựa như một lời thề”. Tác giả của 389 bậc thang ám chỉ anh không chọn 9 nút mà 10 nút bởi anh và nhân dân Việt Nam muốn tính thêm phần bù của những người lính đang ngày đêm xa nhà, xa quê hương, xa gia đình bảo vệ miền biên viễn – bù cho các anh những tình cảm thân thương nhất khi vất vả nơi địa đầu.

Cũng liên quan tới con số 54m2 của lá cờ trên đỉnh cột cờ, chúng tôi cũng hiểu ra rằng lá cờ ấy, con số ấy tượng trưng cho máu thịt quốc gia. Diện tích 54m2 thể hiện tình đoàn kết của 54 dân tộc anh em đang cùng chung sống trên dải đất hình chữ S. Cột cờ Lũng Cú không đơn giản chỉ là một công trình của con người, nó còn ẩn chứa bao tâm sức và thông điệp mà những thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống vì non sông hòa bình như ngày hôm nay.

Cột cờ Lũng Cú ẩn chứa bao tâm sức và thông điệp mà những thế hệ cha anh đi trước để lại
Cột cờ Lũng Cú ẩn chứa bao tâm sức và thông điệp mà những thế hệ cha anh đi trước để lại

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Ý nghĩa của Cột cờ Lũng Cú

Biểu tượng linh thiêng của tổ quốc

Trên nền trời xanh, Lá cờ Tổ quốc tung bay như bản hùng ca. Cột cờ tượng trưng cho ý chí, sự kiên cường của những con người ngày đêm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ từng tấc đất, tình yêu dành cho đất nước. Ngày nay, từ cột cờ nhìn xuống, chúng ta không khỏi xúc động trước mảnh đất quê hương.

Dù trải qua bao thăng trầm, bao nhiêu biến động của thời cuộc nhưng Cột cờ Lũng Cú đã, đang và sẽ luôn là biểu tượng cho tinh thần độc lập dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước. Những ngày này nếu ghé thăm Cột cờ Lũng Cú, chắc hẳn chúng ta ai cũng dâng trào niềm tự hào dân tộc.

Đến Hà Giang, chúng ta không thể bỏ qua Cột cờ Lũng Cú
Đến Hà Giang, chúng ta không thể bỏ qua Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú – chứng nhân lịch sử

Khi nghe cô thuyết minh viên trình bày về Cột cờ Lũng Cú, mỗi người trong số chúng tôi càng thấm thía hơn tầm quan trọng của cột cờ này qua các giai đoạn lịch sử. Từ thời Lý Thường Kiệt cho tới vua Quang Trung (Nguyễn huệ), Cột cờ Lũng Cú vẫn sừng đứng đứng đó như khẳng định chủ quyền biên giới.

Không những vậy, do nằm ở vị trí trọng yếu ở biên giới phía Bắc, là ranh giới của Việt Nam – Trung Quốc nên nơi đây cũng là vùng đất chứng kiến bao cuộc giao tranh, giành lấy từng tấc đất trong giai đoạn chiến tranh biên giới 1979. Và với những giá trị lịch sử đặc biệt, Cột cờ Lũng Cú đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào ngày 18/11/2009.

Tham khảo tour Hà Giang đang có giá tốt:

Tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm từ TP.HCM

Tour du lịch Hà Giang 3 ngày 3 đêm

Tháng 12 – mùa của Hà Giang, mùa của những cung đường hùng vĩ, mùa của hoa tam giác mạch và cũng là mùa người ta tìm về Hà Giang để nghe bài thuyết minh về cột cờ Lũng Cú với tâm thế đầy tự hào. Nhưng chúng tôi biết rằng người ta đến Cột cờ Lũng Cú chẳng phải vì mùa. Lũng Cú – nơi mà lá cờ đỏ sao vàng không chỉ khẳng định chủ quyền của đất nước mà chính lá cờ ấy đã, đang và sẽ làm đẹp cho mảnh đất Hà Giang cằn cỗi, nghèo khó này. Chúng ta – mỗi người con của Việt Nam đều hiểu hành trình Lũng Cú khó khăn, xa xôi và gian nan nhưng những thứ ta thu được về thực sự ý nghĩa. Nhờ có Lũng Cú và các bậc tiền nhân mà nơi đất đá cằn cỗi này trở thành biểu tượng tổ quốc. 

𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎𝐔𝐑 𝐕𝐈𝐄𝐓 𝐍𝐀𝐌

Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 02439.99.89.79

Hotlines:0867.664.442  – 0867.664.446

Email: info@sinhtour.vn

Website: https://sinhtour.vn/

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Sinhtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0867.664.446